Đạo diễn
Đạo diễn một vở kịch sân khấu cần đến các phẩm chất nghệ sĩ, chuyên môn và nhân văn, cũng như một óc tưởng tượng phong phú và khả năng thích nghi trong từng thể loại dù là hài kịch hay bi kịch. Trong một cảnh sân khấu, việc phối cảnh, ánh sáng, vị trí của diễn viên, cách thể hiện cử chỉ, lời nói đều rất quan trọng. Đạo diễn giám sát sự diễn xuất phù hợp với kịch bản, mức độ bi hài của giọng điệu, rồi nhịp độ đối thoại kèm theo những cử chỉ, động tác cần nhấn mạnh. Công trạng của người đạo diễn này do khán giả đánh giá qua diễn xuất, tự nhiên, không khiên cưỡng và biểu đạt được nội dung kịch bản. Nghề này thuộc lĩnh vực hoạt động rất rộng, bao gồm việc lựa chọn cảnh để diễn ra hành động, tiếp đến là phối cảnh có thể là cụ thể hoặc gợi ý để phù hợp với câu chuyện và giai đoạn lịch sử của nó, chọn người diễn xuất phù hợp với nhân vật trong vở kịch cũng như ý tưởng của tác giả. Với tính cách và dáng vẻ của mình, diễn viên được chọn phải có khả năng thủ vai trong mọi tình huống đã biết. Tiếp theo, đạo diễn nhắc nhở, giám sát theo đúng phương pháp ngữ điệu, thái độ của diễn viên, đồng thời để mắt đến cả những cảnh phục xem còn thiếu chi tiết nào không: ví dụ như ánh sáng, trang phục, phụ cảnh để tạo ra màn diễn đẹp nhất.