ĐẢNG TỰ DO DÂN CHỦ VÀ ĐẢNG XÃ HỘI NHẬT
Nhật Bản từ sau thất bại trong đại chiến thế giới lần thứ hai, đã xóa bỏ chế độ độc tài phát xít, thực hiện chế độ đa đảng. Ở Nhật Bản có nhiều chính đảng: Đảng Tự do Dân chủ, Đảng xã hội, Đảng công minh, Đảng xã hội Dân chủ, Đảng cộng sản, Đảng Tiến bộ v.v, nhưng lớn nhất là Đảng tự do Dân chủ đã liên tục cầm quyền suốt mấy chục năm. Đảng xã hội là đảng lớn thứ hai ở Nhật.
Tháng, 11 - 1955, Đảng tự do và Đảng Dân chủ hợp nhất thành Đảng Tự do Dân chủ. Từ ngày thành lập đến năm 1990, suốt 35 năm, trừ một số năm Đảng xã hội cầm quyền, Đảng Tự do Dân chủ liên tục nắm quyền ở Nhật. Đảng này có trên 1 triệu đảng viên, trong đó số đảng viên chỉ nộp đảng phí không tham gia tổ chức có khoảng vài trăm nghìn. Nội bộ đảng này chia ra rất nhiều phái. Lãnh tụ của đảng gọi là “tổng tài” do các nghị sĩ quốc hội của đảng bầu ra, nhiệm kỳ hai năm và chỉ được liên nhiệm một lần.
Về đối nội, đảng Tự do Dân chủ chủ trương thực hiện chế độ dân chủ nghi viện, bảo vệ quyền tự do phát triển của các xí nghiệp, phản đối quốc hữu hoá, xây dựng ''xã hội phúc lợi'' ; về đối ngoại, chủ trương liên minh với Mỹ, phát triển quan hệ thân thiện với Trung Quốc.
Đảng xã hội thành lập tháng 11 năm 1945, số đảng viên khoảng 8 vạn rưởi người, chủ yếu là những nhà hoạt động công đoàn và nông hội, các chủ xí nghiệp vừa và nhỏ, trí thức. Đảng này chủ trương xoá bỏ Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ, chống việc Nhật mở rộng quân bị, chống vũ khí hạt nhân, ủng hộ phong trào tái giảm quân bị.