Tài liệu: Đảo Cận Nam Cực

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Đến được các hòn đảo Cận Nam Cực quả là một cuộc hành trình đầy nguy hiểm, hầu hết người ta chỉ mới biết những hòn đảo này trên bản đồ, thậm trí có người chưa hề nghe nói về nó.
Đảo Cận Nam Cực

Nội dung

Đảo Cận Nam Cực

Đến được các hòn đảo Cận Nam Cực quả là một cuộc hành trình đầy nguy hiểm, hầu hết người ta chỉ mới biết những hòn đảo này trên bản đồ, thậm trí có người chưa hề nghe nói về nó. Muốn đến thăm vùng này trước tiên du khách phải đến New Zealand, rồi từ đó đến các đảo Antipodes. Nếu là khách du lịch châu Âu có thể đi máy bay mất khoảng 20 giờ sẽ đền New Zealand, đây là chặng dừng chân đầu tiên để đặt chân tiếp lên vùng đất cuối cùng của đất nước Australia. Chúng ta có thể đáp tàu thuyền đến các đảo Cận Nam Cực qua cảng Bluff của Aukland, một vùng đất đẹp nhất thế giới, nhưng đường đi tới gặp bao khó khăn. Vùng này nằm ở giữa vĩ độ 48001 và 54030 Nam, bao gồm các đảo: Bounty, Snares, Aukland, Antipodes và Campbell đều thuộc lãnh thổ New Zaland, Auckland, Antipodes và Campbell là vùng núi lửa. Một số đảo trong những đảo này là những đảo nhỏ, hẹp, còn những đảo khác như: Bounty, Snares là thuộc đảo đá granit, ở phía Nam của biển Cận Nam Cực.

Trên các đảo Cận Nam Cực có khoảng 120 loại chim, trong đó có loài chim hải âu lớn nhất thế giới và một số loài động vật biển có vú. Một số đảo thuộc quần đảo Aukland nằm về phía Bắc xa hơn. Có khí hậu tương đối ôn hòa dễ chịu hơn, mặt trời chiếu thường xuyên hơn về phía Đông, không lạnh lắm.

Phần lớn đất đai của vùng này là rừng xanh cây to và cây bụi. Là nơi sinh sống của nhiều loài chim cánh cụt đang có nguy cơ đe doạ tuyệt chủng, trong đó có loài chim cánh cụt mắt vàng (The Yellow eyed Penguin). Nói chung hầu hết các loài chim cánh cụt sinh sống, làm tổ, sinh con đều ở các bãi biển của các đảo Cận Nam Cực. Riêng loài chim cánh cụt mắt vàng, thương làm tổ ở những nơi rừng sâu, tránh sự phá phách của con người.

Bờ biển ở đây cũng là chỗ cư trú của các loài sư tử biển. Năm 1998, các nhà khoa học đã phát hiện hơn 1.000 con thỏ bị chết tại một trong những bãi biển của đảo Auckland. Tuy vậy cuộc sống ở đây vẫn tiếp tục phát triển. Một nửa số chim hải âu trên thế giới vẫn sinh sống ở các đảo Cận Nam Cực.

Loài hải âu hoàng gia (The Royal Albatross) thương làm tổ ở vùng núi cao đầy gió của các vùng Cambell. Đây là loài chim lớn thứ hai thế giới, lông cánh của nó trắng pha đen. Sải cánh của loài hải âu này dài gần 3,5 mét.

Trên đảo Cambell cũng có nhiều chim hải âu và sư tử biển.

Vào khoảng năm 1870, các loài thỏ, lợn và cừu được đưa vào nuôi ở các đảo Cận Nam Cực, làm nguồn thực phẩm hàng ngày cung cấp cho tàu bè qua lại đây. Nhưng chẳng bao lâu những loại động vật “nhập nội” này gây mối nguy hiểm cho môi trường sinh thái của vùng này. Các loài chim, thú gặp phải tai họa. Loài chuột, mèo đã tàn phá nhiều ổ chim, phá tan một lượng trứng lớn, giết chết nhiều con chim non.

Chính phủ New Zealand hàng năm chỉ cho phép khoảng 600 người đến đây du lịch, và trong một lượt không quá 100 người. Các phi vụ máy bay trên bầu trời các đảo Cân Nam Cực đều bị cấm, ngoại trừ các chuyến bay cứu nạn. Chỉ có các nhà nghiên cứu khoa học mới có thể ở lại đây. Còn các đảo Snares, Bounty không cho phép du khách lên bờ mà chỉ có thể đến gần ở đường hoàng đạo. Ở những đảo nhỏ này, chủ yếu là núi đá, các loài chim biển, các động vật biển có vú có thể tìm kiếm thức ăn ở đây dễ dàng, là nơi cư trú của hầu hết các loài chim biển. Chỉ riêng đảo Snares đã có 6 triệu chim làm tổ. Mỗi một đảo có một loài chim cánh cụt hoặc chim cốc riêng. Thí dụ ở đảo Snares có loài chim cánh cụt có lông mao trong khi đó ở các đảo Auckland là quê hương của các loài chim cốc có mào.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4141-02-633705440776270485/Niu-Dilan/Dao-Can-Nam-Cuc.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận