ĐIỆN THOẠI BẢO MẬT BẢO VỆ THÔNG TIN NHƯ THẾ NÀO?
Ngày nay, điện thoại là công cụ giao tiếp liên lạc không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày. Với những cuộc gọi có nội dung không quan trọng, cho dù người khác có nghe thấy cũng chẳng sao. Nhưng với những cuộc gọi có thông tin mật, nếu người khác nghe thấy thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Vì thế việc sử dụng loại điện thoại có thể bảo mật được thông tin là vô cùng cần thiết.
Loại điện thoại ta đang hiện dùng truyền tin qua đường dây điện thoại, loại này được chia thành hai kiểu: Một kiểu gọi là điện thoại mô phỏng, loại kia gọi là điện thoại số. Khi sử dụng loại điện thoại mô phỏng, tín hiệu âm sẽ được chuyển thành tín hiệu điện, thông qua đường đây điện và trạm điện thoại chuyển đến tổng đài, từ tổng đài mới đến từng máy lẻ, đồng thời từ ống nghe của đối phương cũng phát ra tín hiệu âm giống hệt của người gọi, cứ thế hai bên trao đổi thông tin qua lại với nhau. Trong quá trình truyền tín hiệu, có hai điểm chủ yếu đó là biên độ và tần suất. Âm lượng của người nói có thể làm thay đổi biên độ của tín hiệu điện, còn âm điệu của người nói có thể làm thay đổi tần suất của tín hiệu điện. Như vậy ta có thể nhận thấy rằng, quá trình truyền tải thông tin của loại điện thoại mô phỏng là quá trình chuyển từ tín hiệu âm sang tín hiệu điện, tín hiệu điện giống như ''ảnh'' của tín hiệu âm. Do vậy những kẻ nghe trộm thông tin chỉ cần thông minh một chút là có thể biết được nguyên lý của tín hiệu đó và dễ dàng chuyển nó vào một cái máy nghe trộm. Khi đó nội dung thông tin sẽ bị lộ ra ngoài.
Nếu khi nói chuyện điện thoại ta sử dụng máy bảo mật thì thông tin trao đổi sẽ càng được bảo vệ. Máy này có thể làm thay đổi được tín hiệu điện mô phỏng, tuỳ theo mật ước đã quy định trước, tần số cao tần của tín hiệu gốc sẽ chuyển thành tần số thấp tần, còn tần số thấp tần lại chuyển thành tần số cao tần, có khi cả một đoạn tín hiệu hoàn chỉnh phải phân thành nhiều đoạn nhỏ, thậm chí đảo ngược làm cho tln hiệu bị ''hỗn loạn'' lên. Khi đó tín hiệu này nếu được truyền đi thì bợn nghe trộm cũng không thể nghe thấy gì cả. Đó chính là tác dụng chính của máy bảo mật. Đương nhiên là với những cuộc gọi bình thường, máy bảo mật tuỳ vào mật ước đã quy định trước và với đặc trưng là làm đảo lộn tín hiệu điện sẽ làm cho tín hiệu đó quay trở lại dạng ban đầu khi đó ta sẽ nghe được thông tin một cách rõ ràng.
Còn với loại điện thoại số thì nó truyền thông tin bằng cách dùng tổ hợp của hai chữ số 0 và 1, loại tín hiệu điện này trong giới kỹ thuật được gọi là ''tín mã'', tín hiệu này chính bản thân nó đã có tính bảo mật rất cao rồi. Để tăng thêm độ bảo mật thì phải làm đảo lộn tín hiệu đó lên, càng hỗn loạn càng tốt, khi tiếp nhận thông tin lại theo mật ước đã cài đặt trước tín hiệu bị đảo lộn đó sẽ trở lại tín hiệu gốc ban đầu và như thế ta sẽ thông tin một cách bình thường. Do điện thoại số, bản thân nó đã sử dụng loại tín hiệu bị làm đảo lộn rồi nên giả như có bị nghe trộm thì trong một thời gian ngắn bọn chúng cũng khó mà giải mã được, đó chính là hiệu quả của việc bảo vệ thông tin.
Cùng với sự tiến bộ của ngành kỹ thuật điện tử, kỹ thuật tăng thêm bí mật sẽ còn phát triển nữa, và tính bảo mật thông tin của điện thoại sẽ càng ngày càng tốt hơn.