Tài liệu: Aristote, nhà Bác học

Tài liệu
Aristote, nhà Bác học

Nội dung

ARISTOTE, NHÀ BÁC HỌC

Nhà khoa học nổi tiếng Darwin có nói rằng! Linne (nhà sinh vật học Thụy Điển) và Cuvier (nhà sinh vật học Pháp) là hai thần tượng khác nhau mà tôi rất sùng bái, song nếu so với Aristote thì họ chỉ là hai chú học sinh bé nhỏ mà thôi. Marx nói Aristote là “nhà tư tưởng hết sức vĩ đại của thời cổ đại”, Engels nói Aristote là “người học rộng nhất” trong các nhà triết học Hy Lạp cổ đại.

Aristote - tiếng Hy Lạp: Aristoteles - (384 – 322 tr.CN) sinh ở thành Stagira miền Bắc Hy Lạp, cả gia đình ông phục vụ cho vương thất Macedonia, cha là thầy thuốc trong vương cung. Aristote là học sinh ưu tú của danh sư, năm 17 tuổi ông đến Athena theo học đại triết gia Platon, và học ở đó đến 20 năm, tích lũy được vốn tri thức vô cùng rộng. Platon khen ông là “tinh hoa của nhà trường”, “hóa thân của trí tuệ”. Aristote cũng là thầy giỏi của một học trò giỏi, có điều vị “học trò giỏi” này không phải là học trò giả mà là Alexandros Đại đế tiếng tăm lẫy lừng, thống trọ cả nữa thế giới lúc bấy giờ. Tuy vị “học trò” này không thích học phong và tác phong rất dân chủ của thầy, và Aristote cũng phản đối tác phong độc tài của Alexandros vẫn ủng hộ mạnh mẽ hoạt động học thuật của Aristote. Ông ra lệnh cho cả nước: Thợ săn, người đánh cá, thợ làm vườn nếu bắt được loài động vật gì lạ, phát hiện được loài thực vật gì ít thấy đều phải đưa đến cho thấy giáo của ông. Nghe nói Alexandros từng chỉ huy hàng ngàn người đi khắp Hy Lạp và một số nơi trên thế giới để sưu tập các tiêu bản động thực vật cho ông, và đã xây dựng vườn động vật quy mô to lớn đầu tiên trên thế giới. Alexandros còn cấp cho thầy giáo mình l60.000 đồng tiền vàng để ông mua sắm thêm thiết bị và nghiên cứu khoa học. Trong bản đồ đến quốc Alexandros to lớn có 158 cơ cấu chính trị cung cấp tư liệu cho Aristote giúp ông xây dựng  được một thư viện có số đầu sách lớn nhất ở châu Âu.

Trước tác học thuật của Aristote nhiều đến mức kinh người, trong suốt cuộc đời  ông đã giết vài trăm tác phẩm, lưu lại đến bây giờ còn có tới 47 bộ. Trước tác của ông hợp lại thành một bộ Bách khoa toàn thư về tri thức khoa học trong thời đại ông sống, bao gồm: Những trước tác về các mặt triết học, lịch sử, chính trị, văn học, những trước tác về thiên văn, địa chất, vật lý, động vật, thực vật, sinh  lý, y học, hầu như mỗi một lĩnh vực ông đều có những cống hiến quan trọng. Điều đặc biệt đáng ca ngợi là ông đã sáng tạo ra một môn khoa học mới, đó là logich học, một môn khoa học đã tạo cơ sở tư duy cho tư tưởng của rất nhiều lĩnh vực khác nhau sản sinh ra sau này.

Về mặt giáo dục, Aristote nêu lên đầu tiên rằng cần giáo dục cho thành niên học sinh về từ “trí dục, đức dục, thể -dục''. Ông cho học sinh tự định ra kỷ luật, mà học sinh thay phiên nhau làm giám thị quản lý nhà trường. Ông cùng ăn với học  sinh, thường xuyên dẫn học sinh vừa đi dạo, vừa giảng bài vừa thảo luận vấn đề cho nên người ta gọi thầy trò ông là học phái tiêu dao.

Kết cục của các học giả Hy Lạp thường là bi thảm. Platon, thầy giáo của Aristote đến Sicilia khuyên Quốc vương nơi đó cải cách chính trị thì bị bán làm  nô lệ. Socrate, thầy giáo của Platon ra tuyên truyền cho thuyết vô thần mà bị tử  hình, còn Aristote sau khi Alexandros Đại đế chết thì bị tố cáo là ''xúc phạm  thần linh'' phản trốn khỏi Athena. Mấy tháng sau ông tạ thế trong cảnh thê lương của kẻ lưu vong.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/967-02-633371328257241023/Cac-nha-tu-tuong-co-dai-va-can-dai/Aristot...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận