Tài liệu: Atacama: Sa mạc khoáng vật

Tài liệu
Atacama: Sa mạc khoáng vật

Nội dung

Atacama: Sa mạc khoáng vật

Bờ biển kéo dài, khô hạn lạnh lẽo giữa Chile và Peru

Sa mạc Atacama dọc theo bờ biển hẹp của Chile kéo dài từ 965 đến 1.126km. Phía Tây gặp Đại Tây dương, phía Đông dựa vào dãy núi Andes. Dãy núi bờ biển Kordillera, cao 1.525 mét, ngọn cao nhất của nó vươn lên 2.000 mét. Dãy núi dốc xuống bờ biển, thường bị vách núi cao 488 mét chặn lại. Sa mạc là vùng đất trũng nằm trên mực nước biển bên dãy Kordillera, vươn tới chân núi tiền Lordillera thuộc dãy Andes.

Sa mạc như một mâm muối, phía Đông do núi tiền Kordillera tạo thành. Có một số là đất cát hoặc gò cát, nhưng thường gà đá cuội. Toàn thể sa mạc rất khô hạn, nước rất ít, nếu có thì đã bốc hơi hoặc thấm hết xuống đất. Khu này so với những vùng khác cùng vĩ độ thì lạnh hơn nhiều, khu ven biển về mùa hè, nhiệt độ trung bình khoảng 190C, sa mạc khá cao, so với mực nước biển càng lạnh lẽo...

Dòng hải lưu Humboldt chảy qua bờ biển Chile, đó là một dòng nước lạnh, chảy từ Nam cực lên phía Bắc, tạo ra hiện tượng đối nghịch giữa khí lạnh dưới biển và khí ấm trên bầu khí quyển song hành làm bầu trời có nhiều mù và mây đen, nhưng không trút mưa. Hồ sơ khí tượng đã ghi nhận thành thị ven biển Iquique và Antofao’asta trong 100 năm chỉ có từ 2 đến 4 lần mưa lớn.

Hai đặc trưng tự nhiên đặc thù, kết hợp thành một trong những khu vực khô hạn nhất trên trái đất. Phía Đông núi Andes thuộc lưu vực Amazones của Brazil, có mưa dồi dào, nhưng bầu không khí ẩm thấp của khu này bị dãy núi Andes cản trở khiến khí ẩm không thể lọt sang sa mạc Atacama. Một số địa phương có nguồn nước mạch, nhưng chứa lượng Brom rất cao, không thể tưới hoa màu được. Nhưng, cây đậu dùng cho gia súc (Tamarugo) một giống cây có thể nhanh chóng bén rễ đến nguồn nước dưới đất giống như cây keo, đã được trồng trên diện tích rất lớn. Một khi thành công, giống này sẽ dùng để nuôi dê.

Rất ít người cư trú ở khu vực này. Ngoài khí hậu khô, lạnh ra, nơi này chỉ có ngành công nghiệp khai mỏ. Đầu thế kỷ 20, mỏ Nitrat ở miền Bắc khu này có sản lượng 300 vạn tấn/ năm, nên đã trở thành vùng tranh chấp lãnh thổ giữa Peru và Bolivia. Ngày nay, việc tranh chấp lãnh thổ đã chấm dứt, hàng năm chỉ sản xuất 780.000 tấn nitrát đủ cung cấp cho thị trường phân bón tổng hợp.

Đồng của khu này cũng khá phong phú, thị trấn Chukikamata thuộc dãy núi Andes và Paposo ở ven biển, đều đã mở mang ngành khai mỏ đồng. Ở nhiều vùng, trên đất đá đều bao một lớp khoáng oxit đồng, đó là “Clorua đồng” đầu tiên được đất này sử dụng, nó là vật oxit đồng điển hình dưới khí hậu khô hạn có một không hai trên thế giới!

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1368-02-633423808247271250/Ky-quan-thien-nhien-the-gioi/Atacama-Sa-m...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận