CÁC CƠ QUAN CHỦ YẾU CỦA LHQ
ĐẠI HỘI ĐỒNG LHQ
Đại hội đồng LHQ là cơ quan cao nhất của LHQ, bao gồm tất cả các nước thành viên có quyền bình đẳng như nhau (mỗi nước được một lá phiếu biểu quyết). Thẩm quyền của Đại hội đồng rất lớn: có quyền thảo luận bất cứ vấn đề hoặc sự kiện nào trong khuôn khổ Hiến chương LHQ và đề xuất kiến nghị về các vấn đề đó với các nước thành viên hoặc với Hội đồng bảo an.
Đại hội đồng bầu các ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an LHQ, các ủy viên của Hội đồng kinh tế và xã hội của LHQ và Hội đồng quản thác, các thẩm phán Tòa án quốc tế của LHQ, bổ nhiệm Tổng thư ký LHQ theo đề nghị của Hội, đồng bảo an LHQ thông qua việc kết nạp thành viên mới của LHQ.
Đại hội đồng LHQ có bảy ủy ban chủ yếu: Ủy ban chính trị an ninh; ủy ban xã hội và văn hoá; ủy ban kinh tế và tài chính; ủy ban quan thác; ủy ban hành chính và ngân sánh; ủy ban pháp luật và ủy ban chính trị đặc biệt. Ngoài ra, có hai ủy ban trực cũng trực thuộc Đại hội đồng ủy ban tổng hợp và ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu.
Đại hội đồng mỗi năm họp một lần. Trưởng đoàn các nước thường là Bộ trưởng ngoại giao. Cuộc họp khai mạc vào ngày thứ ba, tuần thứ ba của tháng 9 hàng năm tại trụ sở chính của LHQ ở New York (Mỹ) hoặc tại trụ sở Geneva (Thụy Sĩ), và thường bế mạc vào khoảng ngày 20- 12. Ngoài ra, Đại hội đồng còn có thể tiến hành những phiên họp đặc biệt khẩn cấp. Tại các phiên họp của Đại hội đồng, nguyên thủ quốc gia hoặc thủ tướng chính phủ các nước thành viên cũng có thể tới trình bày vấn đề.
Nhìn chung, trong hoạt động của mình, Đại hội đồng đã có nhiều đóng góp thúc đẩy phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội.
HỘI ĐỒNG BẢO AN LHQ
Hội đồng bảo an LHQ là cơ quan thường trực quan trọng nhất. Theo Hiến chương LHQ, Hội đồng bảo an có trách nhiệm chính về duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Hội đồng bảo an gồm 15 ủy viên trong đó có 5 uỷ viên thường trực là Liên Xô (cũ), Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc (những nước thành viên đương nhiên, không thông qua bầu cử) và 10 ủy viên không thường trực do Đại hội đồng LHQ bầu ra với nhiệm kỳ 2 năm và phân phối theo khu vực: châu Á 2 uỷ viên, châu Phi 3 ủy viên, Mỹ la tinh 2 ủy viên, Đông Âu 1 ủy viên, Tây Âu và các quốc gia khác 1 ủy viên.
Hội đồng bảo an LHQ có thẩm quyền rộng lớn trong việc giải quyết bằng phương pháp hoà bình các cuộc tranh chấp quốc tế, không cho phép diễn ra xung đột quân sự giữa các quốc gia; ngăn chặn các hành vi xâm lược xâm phạm tới hoà bình, khôi phục hòa bình quốc tế. Căn cứ theo Hiến chương LHQ, Hội đồng bảo an LHQ có quyền đưa ra những quyết định mà tất cả các nước thành viên có nghĩa vụ phải thi hành; có quyền điều tra bất cứ vụ tranh chấp quốc tế nào và đưa ra những biện pháp giải quyết có quyền áp dụng hành động quân sự đối với những nước xâm lược; có quyền kiến nghị việc kết nạp nước hội viên mới và đề cử Tổng thư ký LHQ.
Mọi quyết nghị của Hội đống đều phải được biểu quyết theo đa số, nhưng phải có đủ năm phiếu của các uỷ viên thường trực. Nói cách khác các uỷ viên thường trực của Hội đồng bảo an có quyền phủ quyết. Các nước là uỷ viên thường trực như Mỹ, Anh, Pháp thường dùng quyền phủ quyết để bác bỏ những nghị quyết trái với quyền lợi đế quốc của họ.
BAN THƯ KÝ LHQ
Là một trong những cơ quan chủ yếu của LHQ. Ban thư ký LHQ đảm nhận việc phục vụ công việc của các cơ quan của LHQ, thực hiện các nghị quyết và khuyến nghị của các cơ quan đó. Ban thư ký thực hiện chức năng hành chính của LHQ. Đứng đầu Ban thư ký là Tổng thư ký LHQ do Đại hội đồng LHQ bổ nhiệm theo sự đề cử của Hội đồng bảo an LHQ, nhiệm kỳ năm năm, có thể liên nhiệm. Các viên chức trong Ban thư ký do Tổng thư ký bổ nhiệm. Tổng thư ký chỉ đạo công việc của Ban thư ký, của các Hội đồng, Uỷ ban và tiểu ban của LHQ và thực hiện những chức năng theo qui định của Hiến chương LHQ.
Trụ sở chính (đặt tại trụ sở LHQ): New York (Mỹ) và chi nhánh châu Âu ở Geneva (Thụy Sĩ).
HỘI ĐỒNG KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA LHQ (ECOSOC)()
Hội đồng kinh tế và xã hội là một trong những cơ quan chủ yếu của LHQ, thành lập năm 1946, gồm 54 thành viên, do Đại hội đồng LHQ bầu ra với nhiệm kỳ ba năm (mỗi năm Đại hội đồng LHQ bầu lại 18 thành viên).
Hội đồng có chức năng phối hợp các hoạt động của LHQ và các cơ quan trong hệ thống LHQ về các lĩnh vực kinh tế - xã hội (kinh tế văn hóa, giáo dục, y tế... ) , khuyến khích sự tôn trọng quyền con người; nghiên cứu và đề xuất những kiến nghị về những vấn đề đó; hiệp thương với các tổ chức phi chính phủ hữu quan; triệu tập hội nghị quốc tế; soạn thảo và trình Đại hội đồng LHQ các dự thảo công ước về những vấn đề thuộc thẩm quyền... Giúp việc cho hội đồng có 6 uỷ ban chuyên môn về các vấn đề thống kê, nhân khẩu, phát triển cộng đồng, nhân quyền, phụ nữ, các chất ma tuý; 5 ủy ban khu vực và một số cơ quan giúp việc khác.
Trụ sở đặt tại New York (Mỹ).
TÒA ÁN QUỐC TẾ CỦA LIÊN HỢP QUỐC (IC)
Toà án quốc tế là một cơ cấu có tính chất quốc tế giải quyết những vụ tranh chấp giữa các nước, là cơ quan tư pháp chủ yếu của LHQ, thành lập năm 1964. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Toà án quốc tế đều được qui định trong “Qui chế của Toà án quốc tế'' , một bộ phận của Hiến chương LHQ. Tòa án quốc tế gồm 15 uỷ viên do Đại hội đồng LHQ và Hội đồng bảo an bầu ra. Theo qui chế tổ chức, thành phần các thẩm phán phải đại diện cho tất cả các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới. Nhiệm kỳ thẩm phán là 9 năm.
Chức năng chính có thẩm quyền xét xử các tranh chấp giữa các nước về các vụ vi phạm các điều ước và cam kết quốc tế hoặc phát sinh khi giải thích các điều ước quốc tế; ra các quy định bắt buộc thi hành đối với các tranh chấp mà toà đã xử; chuẩn bị các văn kiện có tính chất tư vấn về các vấn đề pháp luật theo yêu cầu của Đại hội đồng LHQ, Hội đồng bảo an và các cơ quan khác của LHQ khi Đại hội đồng cho phép. Tòa án quốc tế của LHQ chỉ xét xử các vụ tranh chấp giữa các nước khi có sự đồng ý của họ.
Trụ sở đặt tại La Hay (Hà Lan), nên Tòa án này còn có tên gọi là Tòa án La Hay hay Tòa án quốc tế La Hay.
HỘI ĐỒNG QUẢN THÁC
Một trong những cơ quan chủ yếu của LHQ, hoạt động dưới sự chỉ đạo của Đại hội đồng LHQ. Theo Hiến chương LHQ, Hội đồng này gồm các nước thành viên LHQ quản 1ý các lãnh thổ đặt dưới sự quản thác các uỷ viên thường trực của Hội đồng bảo an LHQ và một số thành viên khác của LHQ do Đại hội đồng LHQ bầu ra với nhiệm kỳ ba năm.
Thẩm quyền của cơ quan này là xem xét các báo cáo của chính quyền quản thác, nhận các bản điều trần và xem xét các tài liệu đó; tổ chức các cuộc đi thăm đường kỳ các lãnh thổ quản thác và tiến hành những hoạt động khác phù hợp với tinh thần các hiệp định về quản thác; soạn thảo các bản tường trình về sự tiến bộ trên các mặt kinh tế, chính trị, xã hội v.v. . .của nhân dân các lãnh thổ quản thác.
Sự tồn tại của Hội đồng quản thác là do còn tồn tại hệ thống lãnh thổ thuộc địa. Đây cũng là một trong những nhược điểm của Hiến chương LHQ mà các lực lượng tiến bộ chưa đạt được kết quả trong cuộc đấu tranh xoá bỏ hoàn toàn nó trên văn bản pháp lý cũng như trong thực tế.