Tài liệu: Cây Đại Thụ

Tài liệu
Cây Đại Thụ

Nội dung

Cây Đại Thụ

Thông khổng lồ lớn nhất hành tinh, vọt lên uy nghi, bóng mát vắng lặng nhìn những mùa thu đi…

Loài thông dầu hiện nay đã thưa dần trên dải đất ven biển, từ núi Klamath bang Oregon, vươn dài đến vịnh Monterey bang California, còn cây thông mụ khổng lồ lại sống trên triền dốc lồ của dãy Nevada. Cây thông dầu mọc trên thế đất rất ổn định trong công viên quốc gia ở ven biển Bắc California. Thông mụ khổng lồ mọc trong công viên quốc gia, miền Trung bang California. Tài liệu hóa thạch nói rõ, thông mụ khổng lồ là cây đại biểu cho kỷ Jura, 208 triệu đến 144 trệu năm trước, bấy giờ mọc nhiều ở vùng Bắc bán cầu. Hiện nay chúng bị thu nhỏ trong diện tích, ước chừng 450km2 từ cánh Nam núi Ne-vada, bang California lên phía Bắc, đến núi Klamath, Nam Oregon. Hiện nay rừng cây đã nhỏ đi rất nhiều vì bị khai phá để canh tác. Theo ước tính, loại cây này đang che phủ trên diện tích 6.131km2 đã giảm rất nhiều, vì phần lớn chỉ mọc trong hai khu được bảo vệ. Công viên quốc gia trồng thông dầu và vùng bảo tồn di sản thế giới, diện tích 425km2, còn công viên quốc gia trồng thông mụ khổng lồ là vùng bảo lưu môi trường sinh vật: rộng 1.629km2.

 

Công viên quốc gia trồng thông, lấy thông dầu làm loại cây chính, giống cây có tuổi thọ lâu nhất. Cây mẫu thường cao đến 91 mét, có cây từng đo được 12,1 mét. Loại cây này thường mọc hướng về phía mặt trời ở vùng ven biển ẩm thấp, gần hang núi. Mỗi ngày, cây đắm chìm trong sương mù của bờ biển Thái Bình dương ấm áp bay đến. Thân cây có vỏ dày chắc, cây mới trồng trên thân trổ đều cành nhánh, nhưng theo thời gian tăng trưởng cành ở tầng dưới, dần dần khô rụng mà tạo thành mũ cây tầng trên rậm rạp. Mũ cây xòe lớn, che chắn rợp cả một vùng trời nên chỉ còn mặt đất tương đối thưa sáng và loài cây quyết và cây nào chịu được bóng tối mới có thể sống còn với đám thông dầu non. Thông dầu là một giống nảy hạt rất sai, nhưng chỉ ít hạt có thể nảy mầm, nhưng dù có nảy mầm cũng phải chống trọi với ánh sáng hạn chế trong tình hình tự nhiên, tỷ lệ cây mới mọc như thế là vừa, bởi cây lớn có thể sống từ 3.000 năm trở lên. Nhưng, theo tốc độ khai thác thì cây mới mọc để thay cây đã bị đốn chặt, không theo kịp đà.

Công viên quốc gia thông mụ là vùng bảo vệ những cây khổng lồ. Cây lấy tên Sequaya, tù trưởng người Da Đỏ Cherokee để tỏ ý kính trọng thiên nhiên. Thông dầu được xếp vào hàng cây cao nhất, còn thông mụ khổng lồ là hàng cây lớn nhất trong loài thực vật còn sống đến nay. Thông mụ khổng lồ có thể sống vào khoảng 4.000 năm tuổi, chỉ thua toại thông Bristlecone, giống cây này có thể tìm thấy ở vùng hoang mạc núi Nevada, ở đó có một số cây tuổi thọ tính ra đến hơn 4.900 tuổi. Thông mụ khổng lồ có thể cao trên dưới 95 mét, đường kính từ 5 đến 11 mét. Một cây thông mụ khổng lồ tớn nhất mang danh là “Tướng Sherman”, tuổi vào khoảng 4.000, nặng chừng 3 triệu kg.

Trừ vẻ thân bí của cây ra, công viên quốc gia thông dầu và thông mụ khổng lồ, còn có nhiều giống vật hoang dã như hươu, nai, gấu, rái cá, hươu đuôi trắng, đuôi đen cũng rất quan trọng.

 

 

 

 

                                   




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1368-02-633423791809927500/Ky-quan-thien-nhien-the-gioi/Cay-Dai-Thu....


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận