Trên thế giới hiện nay có 3 trung tâm Công đoàn quốc tế là:
Bên cạnh đó còn có nhiều Công đoàn ngành nghề quốc tế như Công đoàn Giao thông Vận tải quốc tế, Công đoàn Kim khí quốc tế, Công đoàn giáo dục quốc tế . . . .
Ngoài các tổ chức Công đoàn nhằm tập hợp bảo vệ đoàn viên, trên thế giới còn có Tổ chức Lao động quốc tế(ILO – viết tắt của International Labour Organization)thành lập năm 1919, từ năm 1949 trở thành tổ chức chuyên môn của Liên Hợp quốccó nhiệm vụ thực hiện trong phạm vi quốc tế những biện pháp bảo vệ lao động, thiết lập pháp luật xã hội thống nhất (đặc biệt là quan hệ lao động) theo nguyên tắc cơ chế hiệp thương 3 bên: Chính phủ, giới chủ, và giới thợ (công đoàn).
Hiện nay, phong trào công đoàn thế giới có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội và chính trị quốc tế, có ảnh hưởng to lớn đến tiến trình phát triển của xã hội loài người. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, tình hình công ăn việc làm của công nhân, lao động thế giới đã trở thành vấn đề lớn, nên cuộc đấu tranh chống thất nghiệp, vì công ăn việc làm, cải thiện đời sống diễn ra ngày càng quyết liệt thì vai trò của công đoàn càng trở nên đặc biệt quan trọng.
Mục tiêu hoạt động của phong trào công đoàn thế giới là mở rộng các hình thức, tập hợp lực lượng đấu tranh cho mục tiêu chung của nhân loại vì hoà bình độc lập dân tộc, dân sinh dân chủ, vì môi trường sống lành mạnh, phát triển và tiến bộ xã hội.
Mục tiêu ưu tiên và là mục tiêu truyền thống là việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội của người lao động.
Yêu sách tối thiểu của phong trào công đoàn là đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện chính sách bảo hiểm xã hội và dịch vụ y tế, giáo dục.
Công tác đối ngoại của công đoàn các cấp trong những năm tới nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
Các công đoàn các nước trên thế giới vốn có mối quan hệ truyền thống với Liên hiệp Công đoàn thế giới, vì thế củng cố mối quan hệ hợp tác hữu nghị với Liên hiệp Công đoàn thế giới luôn là phương hướng công tác đối ngoại của Công đoàn Việt Nam.
Công đoàn Việt Nam đang tham gia các tổ chức công đoàn quốc tế, các tổ chức công đoàn ngành nghề quốc tế, các tổ chức công đoàn khu vực; mở rộng quan hệ hữu nghị với các tổ chức công đoàn, các tổ chức nhân dân tiến bộ ở các nước, đang phấn đấu vì lợi ích của người lao động, vì hoà bình và phát triển, mở rộng giao lưu và tiếp xúc thông qua các tổ chức công đoàn trên tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các dân tộc trên thế giới.
Công đoàn Việt Nam tham gia tích cực vào hoạt động theo cơ chế và điều lệ của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập, tự chủ và không áp đặt. Thông qua ILO để khẳng định vị trí của Công đoàn Việt Nam trên trường quốc tế.
Công đoàn Việt Nam đẩy mạnh quan hệ hợp tác đối ngoại trên các lĩnh vực du lịch, bảo hiểm xã hội, ngân hàng, giáo dục công nhân, đào tạo cán bộ công đoàn, nghiên cứu khoa học, dân số kế hoạch hoá gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội, xoá đói giảm nghèo, vì sự tiến bộ của phụ nữ và chăm sóc trẻ em.
Mở rộng các hình thức hợp tác bằng cách thông qua các cam kết, thoả thuận song phương, đa phương, trao đổi thông tin, tư liệu, trao đổi các đoàn đại biểu, hợp tác thực hiện các dự án: đào tạo, hợp tác kinh tế, hợp tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật; hội thảo quốc tế, trao đổi hoạt động văn hoá, thể thao quần chúng.
Quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa tất yếu kéo theo những thay đổi về cơ cấu xã hội, quan hệ xã hội và tâm lý xã hội.
Có thể nhận thấy bốn dấu hiệu nổi bật trong quá trình biến đổi cơ cấu xã hội và quan hệ xã hội, cụ thể:
Một là, hình thành các tầng lớp và các quan hệ xã hội mới. Ngoài giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, ngày nay đang xuất hiện các bộ phận mới và trong nội bộ từng giai cấp có sự phân hoá thành những bộ phận mới.
Hai là, đổi mới kinh tế làm thay đổi tính chất các quan hệ xã hội đã hình thành. Tuy duy của người lao động về lợi ích trong kinh tế thị trường cũng có sự thay đổi.
Ba là, cơ chế thị trường đặt các chủ thể kinh tế trong mối quan hệ vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau và do vậy quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp được thiết lập trên cơ sở bình đẳng hơn.
Bốn là, cơ chế thị trường làm cho quan hệ xã hội đa dạng, phong phú hơn.
Cùng với những biến đổi về cơ cấu xã hội và quan hệ xã hội còn có những biến đổi về tâm lý xã hội, cụ thể:
Nét nổi bật nhất trong tâm lý của các tầng lớp xã hội đó là tư duy kinh tế. Nhờ đổi mới tư duy nên các tầng lớp xã hội tỏ ra năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tìm mọi cách để làm giàu cho bản thân và xã hội.
Nhu cầu vật chất, tinh thần đa dạng, phong phú hơn, chọn nghề không còn chịu ảnh hưởng của dư luận xã hội, truyền thống, tập quán, quan nhiệm cũ về “nghề sang” hay “không sang” mà xuất phát từ lợi ích thiết thực.
Bầu không khí tâm lý xã hội nhìn chung là phấn khởi, lạc quan, tin tưởng vào cơ chế kinh tế mới. Người dân không còn ỷ lại Nhà nước mà “tự cứu mình”.
Tâm lý, tư tưởng thực dụng quá mức, chỉ làm những gì có lợi ích cho bản thân và gia đình mình. Chủ nghĩa thực dụng thường lấy đồng tiền, lợi ích vật chất làm mục tiêu, phương châm chỉ đạo mọi suy nghĩ, hành động.
Cơ chế thị trường là mảnh đất nảy sinh chủ nghĩa cá nhân.
Ý thức pháp luật của một bộ phận quần chúng trong cơ chế thị trường chưa nghiêm túc. Nhiều trường hợp làm trái pháp luật, nhiều loại tội phạm gia tăng, đặc biệt là tội phạm về kinh tế.
Những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đã làm xói mòn một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Cơ chế thị trường đã tạo điều kiện cho lối sống hưởng thụ xa hoa, lãng phí, sa đoạ về đạo đức phát triển. Các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma tuý, cờ bạc, lãng phí ngày càng gia tăng.