CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
MẶT TRỜI NHƯ THẾ NÀO?
Bạn nhìn thấy bếp mặt trời rồi chứ? Cái đồ vật lớn đó giống như cái ô, chính là dùng để thu năng lượng mặt trời, chỉ cần để nó hướng vào mặt trời thì có thể đun nước nấu cơm. Như thế, công trình có thể thu năng lượng mặt trời giống bếp thu năng lượng mặt trời không? Tấm thu nhiệt năng lượng mặt trời lắp đặt ở phía ngoài công trình, dùng để thu năng lượng mặt trời để sử dụng cho người và thiết bị trong công trình, đây chính là ''Công trình năng lượng mặt trời'' loại mới. Các quốc gia trên thế giới đều rất kỳ vọng vào ''Công trình năng lượng mặt trời'', đặc biệt là các quốc gia thiếu năng lượng mà lại có lượng ánh sáng mặt trời dồi dào.
Về phương diện xây dựng ''Công trình năng lượng mặt trời'' nước Đức là nước dẫn đầu. Nước này đang thực hiện một kế hoạch lớn. Đến thế kỷ XXI, nhà ở của các thành phố toàn quốc có trên 30% chủ yếu dựa vào năng lượng mặt trời để cung cấp điện. Ở nước Đức mỗi năm trên các công trình tăng thêm 15.000 m2 tấm nhiệt thu năng lượng mặt trời, chỉ trong những năm 1994, nước Đức có 12 thành phố có được chính sách ưu ái đối với việc thực thi lắp đặt tấm nhiệt thu năng lượng mặt trời cho nhà ở. Ví dụ uỷ ban thành phố quy định, tất cả những người dân tích cực sử dụng năng lượng mặt trời, chính phủ chi trả cho họ một nửa chi phí thiết bị thu nhiệt, hơn thế nữa chính phủ còn lắp đặt miễn phí. Uỷ ban thành phố Bonn cũng công bố kế hoạch trạm điện năng lượng mặt trời cho 1 nghìn gia đình, đối với những nhà ở có thiết bị phát điện năng lượng mặt trời, đường dây do chính phủ lắp đặt hoặc nối mạng điện công cộng, đối với nhà ở dư thừa điện năng lượng mặt trời, chính phủ mua lại toàn bộ, hơn nữa còn miễn thu thuế. Vì những lí này mà người dân thể hiện nhiệt tình rất lớn đối với việc sử dụng công trình năng lượng mặt trời sau những năm 90, việc nghiên cứu chế tạo ắc quy mang quang điện có sự phát triển mang tính đột phá, ắc quy điện quang thay đổi tỉ lệ từ 5% ban đầu lên trên 10%, điều này đã tạo điều kiện cho ắc quy điện quang phát triển và mở rộng với quy mô lớn. Tháng 12/1993, thành phố Frandeburk của Đức cho xây dựng một toà nhà ''Công trình năng lượng mặt trời'' có tạo hình đặc biệt: Mái nhà lắp đặt tổng cộng 50m2 tấm nhiệt thu năng lượng mặt trời, đủ để cung cấp điện năng cần thiết cho toàn bộ toà nhà bao gồm cả chiếu sáng, nước nóng, sưởi ấm, điều hoà và các thiết bị điện khác. Diện tích nhà ở là 100m2, giá bán là 1,5 triệu mác, tính cả tiền phụ cấp và ưu đãi của Chính phủ, người dân bình thường cũng mua được nhà này.
Một kiến trúc sư người Anh cũng đưa ra một tưởng tượng gọi là ''Thành phố ánh sáng mặt trời thế kỷ 21''. Ông cho rằng, muốn cho con người và động thực vật sau này được sống trong một môi trường mà đất, nước, không khí và các nguồn tài nguyên thiên nhiên không bị ô nhiễm thì con người nhất thiết phải sử dụng sự tinh khiết của mặt trời với một mức độ lớn nhất để xây dựng ''Thành phố mặt trời'' và “Kiến trúc mặt trời”, dùng ''Thời đại mặt trời'' thay thế ''Thời đại máy móc công nghiệp''. Nhà kiến trúc sư này đã mong muốn lý luận có liên quan được thi hành trong thực tiễn. Ông đã xây dựng một công trình kiến trúc kiểu mới tại cảng Boocdo của Pháp, toàn bộ năng lượng bên trong đều được lấy từ thiết bị năng lượng mặt trời, đồng thời toàn bộ toà nhà không có thiết bị điều hoà, mà dùng một đường ống thông gió để thay thế tác dụng của máy điều hoà. Ngoài ra, ông còn thiết kế một công trình khác ở Tokyo, Nhật Bản không cần sử dụng máy điều hoà cũng có thể làm cho bên trong các toà nhà mát mẻ như mùa xuân.