Giáo dục cấp tiểu học và trung học
Nền giáo dục công lập ở cấp tiểu học và trung học được thực hiện miễn phí cho tất cả các công dân Canada, những người định cư và cả những người tị nạn. Năm 1997-1998 có tất cả 15.566 trường tiểu học và trung học ở Canada, trong đó chỉ có 5% là có số lượng học sinh trên 1.000. Tuổi vào học lớp 1 ở cấp tiểu học thường là từ 6 đến 7 tuổi. Mỗi tỉnh hoặc hạt đều có những hình thức giáo dục riêng cho lứa tuổi trước tiểu học. Năm học 1996 - 1997, có khoảng một phần ba đến một nửa trẻ em trong lứa tuổi từ 3 đến 5 tuổi đã tham dự một chương trình nào đó ở cấp trước tiểu học.
Có những sự khác biệt trong cách học sinh trải qua chương trình phổ thông của mình trong các hệ thống giáo dục ở Canada. Một số chuyển từ trường tiểu học sang trường trung học sơ cấp ở lớp 6 hoặc lớp 7, trước khi vào lớp 9 hoặc lớp 10 ở trường trung học. Một số khác chuyển thẳng trường tiểu học sang trung học. Ở Quebec, các trường trung học chấm dứt ở lớp 11.
Giáo dục cho Trẻ em nhập cư
Số lượng học sinh ở cấp tiểu học và trung học ở Canada chiếm khoảng một phần năm dân số tại đây, đã phản ánh tình hình giáo dục tại đất nước này. Ngoài ra, tác động của những người nhập cư là rất rõ ràng trong các lớp học ở Canada. Trong vòng từ 1991 đến 1996 có một triệu người mới nhập cư vào Canada, trong đó hơn một nửa đến từ các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines và Sri Lanka. Những khuôn mặt mới này đã xuất hiện ở các trường ở khắp trong nước. Thực tế là tỉ lệ học sinh trong độ tuổi đi học của người nhập cư cao hơn tỉ lệ chung trong nước.
Ngoài ra, việc nhập cư nội địa cũng làm thay đổi bộ mặt các trường lớp ở Canada. Từ 1995 đến 1996, có 1,7 triệu người Canada chuyển chỗ ở từ tỉnh hoặc hạt này sang tỉnh hoặc hạt khác. Dân số của Newfoundland và Manitoba đã gia tăng rất nhiều trong thời gian này. Cứ 4 người trong số 10 người nhập cư này là ở độ tuổi từ 24 trở xuống, điều này đã gia tăng thêm áp lực về sĩ số học sinh trong hệ thống giáo dục.
Ngôn ngữ ở Canada
Hiến pháp của Canada đã đảm bảo cho các nhóm thiểu số về ngôn ngữ, dù là tiếng Pháp hay tiếng Anh, có quyền cho con em của họ được giáo dục bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Theo đó hệ thống giáo dục công lập đã cung ứng nền giáo dục với cả hai ngôn ngữ chính thức ở tất cả các tỉnh và hạt Năm 1990 có hơn một nửa dân số từ 15 tuổi trở lên nói tiếng Anh và khoảng một phần tư nói tiếng Pháp. Do đó các từ ‘vào học bằng ngôn ngữ thứ hai’ và ‘nhóm ngôn ngữ thiểu số chính thức’ có ý nghĩa đặc biệt đối với học sinh Canada.
Những học sinh nói tiếng Pháp ở Quebec học tiếng Anh, và những học sinh nói tiếng Anh ở hầu hết các miền còn lại học tiếng Pháp đều được xếp vào dạng ‘vào học bằng ngôn ngữ thứ hai’. Năm học 1997-1998 có trên một nửa số học sinh tiểu học và trung học ở Canada vào học các chương trình bằng ngôn ngữ thứ hai. Từ 'nhóm ngôn ngữ thiểu số chính thức' được dùng để chỉ những học sinh nói tiếng Pháp vào học các trường dùng tiếng Pháp ngoài phạm vi Quebec. Từ này cũng dùng để chỉ những học sinh nói tiếng Anh vào học các trường dùng tiếng Anh trong phạm vi Quebec. Số lượng học sinh dạng này chiếm 5% trong tổng sĩ số học sinh.
Một số học sinh ở Canada thậm chí còn được dạy bằng những ngôn ngữ ngoài tiếng Pháp và tiếng Anh. Chẳng hạn như Nunavut, ngôn ngữ để giảng dạy cho đến lớp 4 là tiếng Inuktitut, sau đó học sinh mới chuyển sang học bằng tiếng Anh. Các số liệu thống kê cho thấy rằng mặc dù có sự phức tạp trong việc sử dụng ngôn ngữ khắp cả nước, hệ thống giáo dục vẫn hoạt động tốt. Năm 1996, các nhóm thiểu số tiếng Pháp và tiếng Anh đã đạt những thành tích học tập ngang với hoặc thậm chí cao hơn các nhóm ngôn ngữ đa số trong cùng tỉnh hoặc hạt.
Các loài trường Khác nhau
Trong năm học 1997-1998 hầu như tất cả các học sinh tiểu học và trung học đều theo học các trường công lập. Có khoảng 290.000 học sinh, chiếm tỉ lệ chỉ có 5,4% trong tổng sĩ số học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục tư thục. Ngoài ra có 1.600 học sinh theo học các trường đặc biệt do thiểu năng về thính giác hoặc thị giác.
Các trường tiểu học và trung học công lập tại Canada còn bao gồm cả các trường tôn giáo, đa số là Thiên chúa giáo. Trong những năm gần đây có những nhóm tôn giáo khác cũng chiếm được vị thế ngang bằng về các trường học của họ.
Một tỉ lệ nhỏ học sinh Canada được dạy tại nhà. Số lượng này gia tăng liên tục kể từ năm 1980. Ở tỉnh Alberta, tình hình này phổ biến hơn hẳn những nơi khác, với số lượng học sinh học tại nhà khoảng 1,3% trong tổng sĩ số học sinh. Các yêu cầu đối với việc học tại nhà khác nhau tùy theo từng địa phương. Các phụ huynh thường chỉ đăng ký với một trường địa phương nào đó để được duyệt về kế hoạch giảng dạy tại nhà cho con em mình. Một số tỉnh phát hành những bản hướng dẫn cho việc học tại nhà, nhưng lại không yêu cầu phải duyệt kế hoạch học tập.
Ngược dòng Quá khứ
Năm mươi năm về trước, có đến trên một nửa số người lớn tại Canada có trình độ dưới lớp 9. Tuy nhiên, đến thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20 đã có 46% số người lớn đã hoàn tất một chương trình nào đó sau trung học. Hầu hết những người tốt nghiệp trung học đều ở lứa tuổi vị thành niên, trong đó 72% lấy được chứng chỉ trung học lúc 18 tuổi hoặc trẻ hơn và 17% lúc 19 tuổi. Số 11% còn lại lấy chứng chỉ trung học ở độ tuổi từ 20 đến 24. Ngoài ra, một phần tư trong số những học sinh bỏ học nửa chừng vào năm 1991 đã hoàn tất giáo dục trung học vào năm 1995.
VIỆC DẠY HỌC
Các giáo viên ở Canada có rất nhiều hội đoàn để giúp cho họ trao đổi về chương trình học, việc giảng dạy và tạo thành tiếng nói cho thành phần giáo viên. Có thể kể ra một số hội đoàn:
- Liên đoàn Giáo viên Canada
Đây là một tổ chức quốc gia, đại diện cho hầu hết các đoàn thể giáo viên ở các tỉnh và hạt trong cả nước. Tổ chức này giúp cho các giáo viên Canada có tiếng nói về những vấn đề tác động đến họ trong công việc đối với học sinh. Tổ chức này cũng liệt kê các yêu cầu dành cho những giáo viên muốn nhập cư vào Canada và giảng dạy ở các trường công lập từ lớp 1 đến lớp 12.
- Trung tâm Thông tin Canada về Chất lượng Quốc tế
Trung tâm này cung cấp thông tin về việc dạy học và việc đánh giá chất lượng dạy học.
- Mạng lưới Giáo dục Canada
Tổ chức này đưa ra bản danh mục về các cơ quan điều hành giáo dục ở từng tỉnh và hạt, vốn chịu trách nhiệm về việc chứng nhận cho giáo viên. Tổ chức này cũng liệt kê các cơ quan có trách nhiệm đánh giá giáo viên, cùng với những thông tin để liên lạc.
- Tổ chức Trao đổi Giáo dục Canada
Tổ chức này phát hành tài liệu mô tả các chương trình trao đổi giáo dục giữa các giáo viên, do các tổ chức phi lợi nhuận tiến hành, nhằm thực hiện việc sắp xếp giáo viên và học sinh trong các chương trình trao đổi giáo dục ở một số tỉnh tại Canada. Tài liệu này cũng có các địa chỉ kết nối đến nhiều thông tin về giáo dục.
- Giáo dục Canada trên Web
Tổ chức này đưa ra các kết nối đến những cơ quan tuyển dụng giáo viên và các thông tin liên quan về việc tuyển dụng trên trang Web. Ở trang Web này cũng có danh mục của nhiều đoàn thể đa dạng của các giáo viên và các chuyên gia giáo dục ở Canada cũng như ở từng tỉnh, từng hạt.
GIÁO VIÊN TẠI CANADA
Không hề có chương trình đào tạo chính qui cũng như việc cấp phát chứng chỉ cho các giáo viên ở Canada dạy tại các trường đại học và cao đẳng. Đội ngũ giảng dạy được tuyển ở cấp trường thường do trưởng khoa hay trưởng ngành với sự đề cử của một một hội đồng tuyển dụng bạo gồm đại biểu của giáo viên và sinh viên. Nói chung những công dân Canada và những người nhập cư thường trú tại đây được ưu tiên trong việc tuyển đụng. Hầu hết các giáo viên cao đẳng và đại học đều được mong đợi theo đuổi các lĩnh vực nghiên cứu, xuất bản khoa học và dịch vụ cộng đồng
GIÁO DỤC TỪ XA
Canada đã có một truyền thống lâu đời trong giáo dục từ xa xuất phát từ nhu cầu cung ứng giáo dục trong khắp cả lãnh thổ rộng lớn của quốc gia này. Hiện nay, sau nhiều thập kỷ phát triển với việc sử dụng radio, ti vi, học tập trung qua điện thoại, và vi tính, Canada đã trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực này. Giáo dục từ xa đã trở thành một hệ thống quan trọng cho giáo dục và đào tạo ở Canada cũng như trên thế giới. Sự tăng trưởng vượt bậc của các ngành công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông đã kết hợp một cách hoàn hảo để củng cố và đa dạng hóa các hình thức giáo dục từ xa.
Với bất kỳ tên gọi nào: giáo dục từ xa, học hỏi từ xa, giáo dục phân phối, hay giáo dục điện tử; tất cả đều cung ứng một dải rộng các loại chương trình - học ở trường, nâng cao kiến thức, dạy chữ cho người lớn, phát triển kỹ năng, đào tạo kỹ thuật và chuyên môn, các khóa đào tạo sau trung học - sử dụng một dải rộng các loại công nghệ khác nhau.
GIÁO DỤC TIẾP THỊ
Thế kỷ 21 đã hứa hẹn là một thế kỷ tăng cường sự toàn cầu hóa và tương tác toàn cầu. Sự chuyển đổi sang nền kinh tế dựa trên cơ sở kiến thức đã được thúc đẩy bởi sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông. Nhiều nền kinh tế thị trường mới nổi lên chưa thể đáp ứng được những nhu cầu đào tạo mà sự tăng trưởng này đòi hỏi, và đang tìm những công ty nước ngoài để cung ứng các dịch vụ đào tạo. Điều này đã tạo cơ hội cho nền giáo dục Canada cùng với những cơ sở đào tạo, các tổ chức, doanh nghiệp và chính quyền bán và chia sẻ những chuyên môn, chương trình, mô hình giảng dạy, hỗ trợ kỹ thuật và các sản phẩm của họ ra nước ngoài. Uy tín về các chương trình giáo dục có chất lượng đã giúp cho Canada có nhiều thứ để cung ứng cho thế giới.
Dưới đây là một số những chương trình và cơ sở trong nền giáo dục tiếp thị của chính quyền liên bang Canada, các tổ chức quốc gia và các doanh nghiệp.
Công nghiệp Kiến thức Canada
Chương trình này được thiết kế nhằm xúc tiến và xuất khẩu những sản phẩm và dịch vụ một cách hiệu quả trong thị trường thế giới. Chương trình này bao gồm việc tiến hành các chương trình đào tạo từ xa, việc ký kết các hợp đồng giáo dục và đào tạo, việc xuất khẩu các sản phẩm giáo dục và đào tạo, và việc tuyển sinh các sinh viên quốc tế.
Chương trình Giáo dục & Đào tạo Thương mại
Đây là một trang Web về dịch vụ thông tin chiến lược cho ngành công nghiệp giáo dục và đào tạo về thương mại.
Trang Web này có những kết nối đến một dải rộng các loại thông tin về mậu dịch và đầu tư, về các chuẩn mực, số liệu thống kê, tin tức công nghiệp, địa chỉ liên lạc, danh mục các nhà cung ứng việc đào tạo.
Văn phòng Đối tác Quốc tế
Văn phòng này cho phép truy cập trực tiếp đến những kỹ năng và sản phẩm tốt nhất về công nghệ thông tin và truyền thông, dành cho bất kỳ quốc gia hay tổ chức nào muốn xây dựng mạng máy tính học tập điện tử của riêng họ.
Học Tiếng Anh hoặc Tiếng Pháp tại Canada
Đây là một tập sách hướng dẫn về việc đến Canada để học tiếng Anh hoặc tiếng Pháp - trong đó bao gồm các nội dung như lý do tại sao chọn Canada để học, danh mục các trường về ngôn ngữ được liệt kê theo tỉnh (các học viện, cao đẳng và đại học tư thục) và một danh sách các hội đoàn về ngôn ngữ Canada.
Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada
Đây và một cơ quan chủ lực của liên bang nhằm tài trợ cho nhiều chương trình và dự án phát triển quốc tế (trong đó giáo dục cơ bản là lĩnh vực ưu tiên) ở cả trong nước lẫn nước ngoài. Cơ quan này còn hợp đồng với các cơ sở giáo dục, các tổ chức và các doanh nghiệp ở Canada trong việc tiến hành và quản trị các chương trình và dự án đó.
GIÁO DỤC ĐA TRUYỀN THÔNG
Canada được coi là nước dẫn đầu trên thế giới về giáo dục đa truyền thông. Là 'coin chuột bên cạnh con voi', điều tự nhiên là người dân Canada muốn có một sự tiếp cận có suy nghĩ và phân tích đối với một nền văn hóa đa truyền thông rộng khắp được du nhập từ Mỹ. Nhưng bất kể điều này, việc áp dụng một nền giáo dục đa truyền thông trong các trường học tại Canada là một hiện tượng mới có gần đây.
Nền giáo dục đa truyền thông ở các trường học Canada có thể có xuất xứ từ những môn học được 'giáo dục trên màn hình' ở các trường trung học vào cuối thập kỷ 1960. Sau sự bột phát ban đầu, những môn học này bắt đầu suy tàn dưới cuộc cải Cách giáo dục vào thập kỷ 1970. Tuy nhiên, với sự kiên nhẫn của các nhóm giáo viên dạy theo lối đa truyền thông, nền giáo dục đa truyền thông đã dần dần được phục hồi vào thập kỷ 1980 và 1990.
Thập kỷ 1990 có một cuộc cải tổ chương trình mạnh mẽ trong hoạt động giáo dục ở Canada, đã có tầm quan trọng rất lớn đối với nền giáo dục đa truyền thông. Mặc dù 10 tỉnh và 3 hạt của Canada đều có hệ thống giáo dục riêng, sự hợp tác trong việc phát triển chương trình đối với những môn học chính đã dẫn tới kết quả là việc giáo dục đa truyền thông được công nhận một cách chính thức trong cả nước.
Ngày nay mọi người đều công nhận rằng để cho trẻ biết chữ, chúng phải có khả năng đọc hiểu và biến những kỹ năng suy nghĩ của mình thành thông tin ở nhiều dạng khác nhau. Điều này đã được thể hiện trong các chương trình dạy tiếng Anh ở tất cả các địa phương trong cả nước. Năng lực thâm nhập vào các môn học của giáo dục đa truyền thông đã được công nhận, thông qua việc đưa các mục tiêu và kết quả liên quan đến đa truyền thông vào các môn học về xã hội, y tế, công dân và hướng nghiệp.
Năm 1993, các bộ trướng giáo dục ở các tỉnh British Columbia, Alberta, Saskatchewan, Manitoba, Yukon và hạt Tây Bắc đã phát triển một chương trình chung cho các lớp từ mẫu giáo đến lớp 12. Chương trình tiếng Anh, vốn chứa đựng nhiều yếu tố đa truyền thông, đã được hoàn thành năm 1997. Các tỉnh thành viên hiện đang phát triển các loại tài liệu và chương trình riêng của mình nhằm cung cấp cho các giáo viên các chiến lược và tư tưởng trong giảng dạy.
Người ta đã phát triển một khái niệm mới: việc biết chữ không chỉ dừng ở khả năng đọc được chữ viết mà còn có khả năng hiểu và sử dụng được các phương tiện truyền thông về trực quan và công nghệ:
+ Việc 'biết chữ trực quan' là năng lực hiểu và giải thích được những biểu hiện và biểu tượng của một hình ảnh trực quan tĩnh hoặc động, và hiểu được tác động của chúng đối với người xem.
+ Việc 'biết chữ đa truyền thông' là năng lực hiểu được rằng những phương tiện đa truyền thông như ti vi, phim ảnh, radio và tạp chí đã hoạt động và tạo ra các ý nghĩa như thế nào, và những phương tiện này đã được tổ chức và sử dụng một cách khôn ngoan như thế nào.
Ontario là tỉnh đầu tiên đã đưa giáo dục đa truyền thông vào chương trình từ năm 1987. Trong một thời gian dài, Ontario là tỉnh duy nhất đề cập một cách chính thức đến khái niệm biết chữ đa truyền thông, mặc dù vào đầu thập kỷ 1990 các hiệp hội biết chữ đa truyền thông đã được thành lập ở British Columbia, Manitoba, Alberta, Saskatchewan, Quebec và Nova Scotia.
Năm 1998, Ontario đã hình thành một chương trình mới từ lớp 1 đến lớp 12. Ở giai đoạn từ lớp 1 đến lớp 8, các thành phần đa truyền thông đã được đưa vào toàn bộ chương trình ngôn ngữ, đặc biệt là trong các mặt truyền thông về thính thị. Ở giai đoạn từ lớp 9 đến lớp 12, thành phần đa truyền thông chiếm một phần tư của chương trình ngôn ngữ. Quebec hiện nay đang phát triển một chương trình mới từ lớp 1 đến lớp 11, và sẽ được thực hiện hoàn tất vào năm 2006.
Những Thử thách trong Giáo dục Đa truyền thông
Giáo dục đa truyền thông đã có những bước tiến lớn trong thập kỷ vừa qua, nhưng những thử thách quan trọng vẫn còn ở phía trước. Việc tài trợ cho sự phát triển chuyên môn và cho các phương sách hỗ trợ các hoạt động của lớp học vẫn còn hiếm hoi. Trong cuộc nghiên cứu về tình trạng giáo dục đa truyền thông của năm 2000, các quan chức trong các bộ giáo dục ở tỉnh đã nhận định rằng mặc dù đa truyền thông đã được áp dụng mạnh mẽ vào chương trình ngôn ngữ tiếng Anh, vẫn có ít các hoạt động phát triển chuyên môn gắn liền với môn học này, và không có nguồn tài chính cho các phương sách mới.
Tương lai của Giáo dục Truyền thông
Sự biết chữ đa truyền thông đã được chuẩn y một cách chính thức như là một thành phần trọng tâm của chương trình trong tất cả các tỉnh ở Canada. Sự chuẩn y của bộ trưởng đã 'bật đèn xanh' cho các giáo viên có quan tâm đến và cảm thấy có năng lực trong việc dạy học theo lối đa truyền thông. Tuy nhiên cần phải mất nhiều năm để chương trình này thâm nhập vào các lớp học trung bình.
Lần đầu tiên trong nhiều năm, các giáo viên mới bắt đầu bước vào hệ thống này với số lượng lớn. Những giáo viên trẻ này đã đưa giáo dục đa truyền thông vào các lớp học một cách rất tự nhiên. Họ gần gũi với nền văn hóa trẻ thơ, không bị choán ngợp trước các tiến bộ về công nghệ và cũng không bảo thủ về phương pháp giảng dạy. Điều quan trọng hơn nữa là họ đã được các cơ quan giáo dục địa phương yêu cầu coi các sản phẩm đa truyền thông - như là ti vi, phim ảnh, âm nhạc, Intemet và quảng cáo ở tất cả các dạng - như là 'bài khóa'.
Cuối cùng, Internet đã cung cấp động lực cho giáo dục truyền thông. Một số tổ chức giáo dục đa truyền thông sẽ lên mạng, giúp cho các nhà giáo dục có thể trao đổi với nhau, hình thành một cộng đồng giáo dục đa truyền thông trên mạng. Internet sẽ rất quan trọng đối với giáo dục đa truyền thông trong tương lai. Những tiến bộ về công nghệ - video gia đình, trò chơi vi tính, một dải rộng các kênh ti vi, và bây giờ là lnternet - đã mở đường cho tất cả các dạng đa truyền thông trở nên dễ đàng hơn đối với trẻ em.