Tài liệu: Chiếc bẫy kinh hoàng của kiến rừng Amazon

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Những con kiến rừng Amazon đột kích con mồi từ những lỗ nhỏ trên thân cây và đất nạn nhân cho đến chết trước khi cắn nhỏ ra để xơi.
Chiếc bẫy kinh hoàng của kiến rừng Amazon

Nội dung

Chiếc bẫy kinh hoàng của kiến rừng Amazon

Những con kiến rừng Amazon đột kích con mồi từ những lỗ nhỏ trên thân cây và đất nạn nhân cho đến chết trước khi cắn nhỏ ra để xơi.

Allomerus decemarticulatus là loài kiến nhỏ xíu sống trên cây tại những khu rừng rậm ở phía Bắc Amazon. Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu mối quan hệ giữa các loài kiến khác nhau với cây chủ của chúng và nhận thấy, loài kiến đặc biệt này chỉ sống trên cây Hirtella physophora, nơi mà chúng tạo nên những đường hầm chạy dọc thân cây. Nhiều loài kiến xây dựng những đường hầm này để ẩn náu. Nhưng nhóm nghiên cứu do Jérôme Orivel đứng đầu tại Đại Lọc Toulouse, Pháp đã phát hiện thấy loài kiến A. decemarticulatus sử dụng các đường hầm này làm bẫy săn mồi.

Những chiếc bẫy được làm từ các sợi lông cây gắn kết bằng nấm, tạo nên một bề mặt gồm các lỗ nhỏ li ti. “Những con kiến nấp trong các hố đó và chờ đợi với chiếc mồm há hốc. Khi một con côn trùng đi qua, chúng lập tức ngoạm lấy chân và râu”, Orivel cho biết. Hành động này làm cho nạn nhân không thể chống cự và bị căng ra, như thể bị tra tấn dưới thời trung cổ.

Tiếp đến, những con kiến thợ sẽ trèo lên con mối đã bị vô hiệu hoá, cắn và đốt cho đến khi nó tê liệt hoặc chết. Kẻ sát nhân liền chặt nó ra thành từng mảnh nhỏ và cõng về tổ để cả bầy có thể đánh chén. Bằng cách tước nhỏ những sợi lông cây, loài kiến còn lừa bịp con mồi đến nghỉ trên một tấm thảm êm ái.

Các nhà khoa học tin rằng chiếc bẫy săn mồi sáng tạo này chưa từng được tìm thấy đâu khác ở loài kiến. Thực tế, một loài côn trùng duy nhất khác được biết tới có khả năng này là nhện, sử dụng tơ của chính mình. Ngoài ra, những cây Hirtella physophora không có kiến sống cũng không mang trên mình loại nấm làm bẫy, điều này cho thấy chính những con kiến đã trồng nấm.

Chiếc bẫy rùng rợn đó cho phép kiến bắt được những con mồi lớn mà bình thường chúng không thể xơi được. Loài sinh vật dài 2 mm này có thể gài bẫy những con côn trùng dài hơn 3 cm và nặng gấp 1.000 lần cân nặng của mỗi con. Chẳng hạn, chúng có thể bắt được cả châu chấu, dế hoặc sâu bướm.

(Theo New Scientist)




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4701-26-633945871188786250/The-gioi-dieu-ky/Chiec-bay-kinh-hoang-cua...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận