Tài liệu: Congo dân chủ - Quốc gia của sông zaire

Tài liệu
Congo dân chủ - Quốc gia của sông zaire

Nội dung

CONGO DÂN CHỦ - QUỐC GIA CỦA SÔNG ZAIRE

 

1. Nguồn gốc tên gọi

Congo có tên đầy đủ là “Cộng hòa Dân chủ Congo”, nằm ở Trung Phi, phần nhỏ phía tây giáp với Đại Tây Dương, nguyên là một bộ phận của Congo cổ đại.

Tên nước (nguyên là Zaire) có nguồn gốc từ sông Zaire, cũng là sông Congo, mang ý nghĩa “quốc gia của sông Zaire”. Trong tiếng Bantu, “Zaire” mang nghĩa “sông lớn”, “biển”; cũng có nghĩa là “quốc gia của sông lớn”.

Một thuyết khác: “Zaire” do tiếng địa phương của sông Congo là “Ensadi” biến thành, cũng mang nghĩa là “dòng sông”.

Cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV, người Congo thuộc ngữ hệ Bantu ở hai bên sông Congo xây dựng “nhà nước Congo”. Từ thế kỷ XV, các quốc gia phương Tây lần lượt xâm chiếm châu Phi. Năm 1880, thực dân Anh mang quốc tịch Pháp là Brazza thành lập đồn binh ở bờ tây sông Congo, về sau trở thành thành phố Brazzaville.

Năm 1882, thực dân Anh Stanley đổi tên một làng mang tên vị tù trưởng Kinshasa thành “Leopoldville” để cám ơn sự giúp đỡ của vua Bỉ Leopoldville II đối với ông ta.

Năm 1884, tại Hội nghị Berlin, các đế quốc đem Congo phân thành hai: bờ tây thuộc Pháp gọi là “Congo thuộc Pháp”; bờ đông thuộc Bỉ gọi là “Congo thuộc Bỉ”. Tháng 6 năm 1960, giành độc lập gọi là “Cộng hòa Congo” (Leopoldville), tháng 8 năm 1964, đổi tên thành “Cộng hòa Dân chủ Congo”, gọi tắt là “Congo”. Tháng 11 năm 1965, Mobutu phát động thành công chính biến quân sự lần II. Năm 1966, tổng thống Mobutu tuyên bố đổi tên “Leopoldville” thành “Kinshasa”, gọi tắt là “Congo” (Kinshasa).

Tháng 10 năm 1971, Mobutu thúc đẩy văn hóa Zaire, đổi tên nước thành “Zaire”, sông Congo đổi thành “sông Zaire”, đơn vị tiền France Congo đổi thành “đồng Zaire” (gọi chung là “ba Zaire”. Ngày 17 tháng 5 năm 1997, Mobutu thống trị Congo trong 32 năm trời bị lật đổ, tiếp quản quyền lực là Chủ tịch Đảng Cách mạng Nhân dân Congo Kabila, đã phế bỏ “ba Zaire”. Để phân biệt với “Cộng hòa Congo” ở phía tây, bèn đổi tên nước là “Cộng hòa Dân chủ Congo”.

2. Quốc kỳ - quốc huy

·        Quốc kỳ

Hình chữ nhật. Do ba màu lục, vàng và đỏ hợp thành. Phần góc trên bên trái lá cờ là hình tam giác màu lục, phần dưới bên phải lá cờ là hình tam giác màu đỏ, một dải màu vàng đi xéo qua giữa lá cờ từ góc dưới bên trái đến góc trên bên phải lá cờ. Màu lục tượng trưng cho tài nguyên rừng và niềm hy vọng vào tương lai, màu đỏ biểu thị nhiệt tình, màu vàng biểu thị lòng thành thực, khoan dung và tự hào. Ngày 15 tháng 8 năm 1960, Congo tuyên bố độc lập, lấy tên là nước Cộng hòa Congo (Brazzaville) và lấy lá cờ trên làm quốc kỳ. Tháng 12 năm 1969, đổi tên thành nước Cộng Hòa Nhân Dân Congo và chế định lại quốc kỳ. Tháng 1 năm 1991, hội nghị nhân dân toàn quốc Congo thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp, lại khôi phục quốc kỳ ba màu được sử dụng khi độc lập.

·        Quốc huy

Đồ án là một phụ nữ da đen ngồi trên đất tay ôm một tấm lá chắn, trên đó viết dòng chữ bằng tiếng Pháp “Thống nhất, Lao động, Tiến bộ”, quốc huy được chế định năm 1991.

3. Quốc ca

·        Tổ quốc ơi đã dũng cảm đứng dậy, trong ba ngày vinh quang. Người đã dựng lên ngọn cờ Congo, ngọn cờ Congo mới, tự do. Ngọn cờ mãi bất khả chiến thắng, ngọn cờ cổ vũ dũng khí mọi người. Chúng ta đập tan xiềng xích, vui say lao động, chúng ta có chủ quyền, quốc gia chúng ta có chủ quyền.

·        Nếu quân giặc làm tôi chết, thì các đồng chí dũng cảm hãy cầm súng của lôi. Nếu đạn bắn trúng tim tôi, thì ngàn vạn con tim khác không hề sợ hãi, mặt đất non sông cũng đứng dậy, tống cổ quân giặc đi. (Chúng ta đập tan xiềng xích, vui say lao động, quốc gia chúng ta có chủ quyền, quốc gia chúng ta có chủ quyền).

·        Tổ quốc từ đây đứng dậy, đối xử bình đẳng với dân tộc. Chỉ có nhân dân mới có thể dẫn dắt chúng ta, chỉ có nhân dân mới hạ được quyết tâm, khôi phục sự tôn nghiêm của mình, dũng cảm tiến lên! (Chúng ta đập tan xiềng xích, vui say lao động, quốc gia chúng ta có chủ quyền, quốc gia chúng ta có chủ quyền).

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/316-02-633389397359097028/Chau-Phi/Congo-dan-chu---Quoc-gia-cua-song...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận