Cua Móng Ngựa
Cua móng ngựa sống ở bờ Đại Tây dương và Thái Bình dương, sau đó theo dòng đến Bắc Mỹ châu và Đông Nam Á
Về dòng cua móng ngựa (con sam) ta phải lần ngược lên hơn 200 triệu năm trước, đủ khiến nó trở thành một trong những động vật cổ xưa nhất vẫn còn đến ngày nay. 5 giống cua móng ngựa hiện nay, đều thuộc loài sam. Trên thực tế, cái tên cua dùng chưa thỏa đáng, bởi quan hệ của chúng với rết và nhện còn gần hơn cua. Cua móng ngựa thường bị gọi là “hóa thạch sống”, vì dòng cua và hóa thạch mang tính đại biểu trong thời kỳ đầu, gần như không có biến dạng từ thời tiền sử, cơ thể của chúng vẫn giữ tính cổ xưa. Cua móng ngựa hóa thạch phong phú, số lượng của chúng rất đông nhờ vẻ ngoài cứng rắn và rất dễ hóa thạch. Trong khi các động vật khác về hóa thạch lại kém xa.
Thân thể của giống này là một cái mai hình tròn úp xuống, dưới nối liền với thân mình to lớn, cái đuôi dài có gai từ đấy mọc ra. Cua trưởng thành có thể dài đến 60 cm, rộng 30cm, vỏ ngoài dày, che một thân đốt, trên thân có 5 đôi chân để bò và một đôi càng.
Cua móng ngựa sống ở mực nước khá sâu gần bờ, nó hơi chậm chạp, đi chuyển bằng một đôi cánh nhoài đi, hoặc mò mẫm bò dưới đáy biển. Đáy biển sình lầy với chúng rất hợp, nó lấy sò hến và ấu trùng làm thức ăn, dùng đầu làm cuốc đào bới bùn lầy tìm ấu trùng.
Trong một năm, cua móng ngựa đều sống ở gần bờ, nhưng đến mùa xuân, cua trưởng thành họp thành đàn lũ di chuyển lên bãi cát đẻ trứng. Người ta vẫn chưa rõ nguyên nhân của sự sinh nở này, nhưng hình như có liên quan với nước triều mùa xuân dâng lên theo kỳ trăng tròn. Lúc đó hàng trăm ngàn cua móng ngựa đổ lên bờ biển đào hang trên chỗ nước triều cao nhất, cua cái đẻ trung bình từ 200 đến 300 trứng, trước khi vùi cát, cua đực thụ tinh cho trứng, sau đó để mặc cho trứng nở ra...
Trên những bờ biển hoang vắng, rất nhiều cua bị sóng biển lật ngửa, phơi bụng lên trời, dễ làm mồi cho hải âu tụ tập trên bãi cát xơi thịt! Cua móng ngựa có thể dùng đuôi dài của nó để bò lái, nhưng việc điều chỉnh đường bơi dưới nước lại rất khó khăn. Vì bãi cát là nơi hoang vắng nên sự mạo hiểm đó cũng đáng. Tuy nhiên trứng cua đẻ ra nhiều mà nở thì ít. Trứng ấp nở sau bốn tuần, vừa kịp đến kỳ nước triều mùa xuân dâng lên theo tuần trăng rằm, xô đẩy đám cua mới nở xuống biển.
Chưa có lý do nào chứng minh cua móng ngựa vì sao có thể còn sống từ thời cổ đến nay, dường như nó rất thích ứng với cách sinh hoạt độc đáo, đủ để sống sót sau khi chịu đựng hao tổn lớn trong kỳ đẻ trứng.
Có lẽ trải qua mấy triệu năm, cách sinh hoạt của cua móng ngựa vẫn không thay đổi! Chính điều đó đã giúp chúng ta có cơ hội thấy chúng tận mắt.