Cung điện Alhambra
Thời điểm: 1238 – 1527
Địa điểm: Granada, Andalusia, Tây Ban Nha
Có thể gọi đây là một pháo đài lẫn dinh thự tiêu khiển. Đây là một cung điện có quá nhiều sự tráng lệ. Giữa mái nhà, sàn nhà và bốn vách, trong lớp trát vữa không xoa láng và ngói, là những kỳ công, nhưng trần nhà bằng gỗ chạm khắc của cung điện thậm chí còn phi thường hơn nhiều.
Ibn Al- Yayyab, 1333-49
Vương quốc Granada thuộc vương triều Nasrid và thành trì sau cùng của Al- Andalus, sự thống trị của Hồi giáo trên bán đảo Iberia hình thành cạnh phía tây của thế giới Hồi giáo thời Trung cổ. Tiếp theo trận đánh quyết định Las Navas de Tolosa (1212), các thành phố quan trọng của Al-Andalus đều bị tín đồ Cơ đốc xâm chiếm: Cordoba, kinh thành trước đây của vua Hồi, thất thủ vào năm 1236 và Seville năm 1248. Chỉ còn lại vương quốc Granada bé xíu và tự trị khi người sáng lập vương triều Nasrid, Muhammad I (1232-72), tự xưng mình là một chư hầu của Vua xứ Castile. Vương quốc Granada tồn tại đến năm 1492, lúc ấy mới bị các nhà vua Cơ đốc xâm chiếm, Ferdinand xứ Aragon và Isabella xứ Castile. Trong cùng năm người ta phát hiện ra châu Mỹ, đánh dấu sự chấm dứt thời kỳ reconquista của Tây Ban Nha và thời kỳ xâm chiếm Tân thế giới bắt đầu.
ü Cung điện Alhambra nhìn từ hướng nam, với tháp Comares đồ sộ vươn cao, sau tháp là cung điện của Charles V.
Một khẳng định nền văn hóa Hồi giáo
Thành tựu lớn nhất của các vua Hồi vương triều Nasrid chắc chắn là cung điện Alhambra, nhằm mục đích quảng bá nền văn hóa, sở thích và chấn chỉnh nền văn minh Hồi giáo. Sự khẳng định đặc điểm này liên kết mật thiết với nhận thức sự yếu kém của riêng mình của Granada và có lẽ vì lý do này, cung điện Alhambra bị bao trùm một tâm trạng luyến tiếc quá khứ, không tưởng và thi vị. Thực ra, một trong những đặc điểm nổi bật nhất là dùng thơ để trang trí phòng ốc và không gian, một số bài thơ do thi sĩ cung đình nổi tiếng sáng tác như Ibn al- Yayyab, Ibn al-Jatib và Ibn Zamrak.
Chủ đề hồi tưởng quá khứ cũng có thể nhìn thấy trong kết cấu kiến trúc của cung điện. Ngoài sự ám chỉ đặc biệt về đạo Hồi, cung điện còn mang nhiều hình dạng đặc trưng của kiến trúc Hy Lạp, La Mã cổ đại. Vì thế cung điện Athambra không chỉ có thơ mà còn chứa đựng kiến thức uyên bác nhất định về Hy - La cổ điển.
Lịch sử thi công
Cung điện Alhambra xây dựng trên đỉnh đồi nhìn xuống thành phố Granada. Tên cung điện lấy từ al-Qalat al Hamra, có nghĩa là “lâu đài đỏ”, vì màu gạch và đất lấy từ pháo đài trước kia. Khu phức hợp được bao quanh bằng một tường bao bảo vệ và cách biệt cung điện với thành phố. Những khu cổ nhất của pháo đài có niên đại từ thế kỷ 11 và 12, nhưng chính Muhammad I mới là người bắt đầu khởi công xây dựng một cung điện làm nơi ở tại địa điểm này. Nhiều nguồn tư liệu lịch sử giải thích vào năm 1238, vua Hồi ''đi đến cung điện gọi là Alhambra, khảo sát, đánh dấu nền móng lâu đài và giám sát công trình ra sao. Việc thi công các vách tường hoàn tất trước cuối năm. Ông cũng khai một kênh đào dẫn nước từ sông vào''.
ü Họa tiết trang trí trên tường chạm khắc trên lớp vữa không xoa láng. Thơ và các văn bản khác trên vách của cung điện Alhambra là tiếng nói của công trình.
Số liệu thực tế
Sân Hoa Mua: 36,6 x 23,4m
Sala de Comares: 11,3 x 11,3m
Chiều cao: 18,22m
Sân Sư tử: 28,5 x 15,7m
Thế kỷ 13 này, Alhambra là mối quan tâm đúng mức, mang đặc điểm của một công trình quân sự. Vua Hồi đầu tiên muốn dùng cung điện này để ở là Muhammad IV (1303-09), nhưng dưới triều vua Hồi Yusuf I (1333-54) nội thất của một số tháp ở Alhambra được trang trí sinh động theo sở thích của nhà vua. Đến thời kỳ này trang trí Torre de Comares (Tháp Comares) và Torre de la Cautiva (tháp Giam cầm), bên trong Tháp Giam cầm có thể tìm thấy các bài thơ chữ khắc do thi sĩ Ibn al-Yayyab (1274-1349) sáng tác để ca ngợi việc làm của Yusuf I.
Cung điện Alhambra đạt thời cực thịnh nhất dưới triều vua Muhammad V, cai trị từ năm 1354 đến 1359 và lần thứ hai từ 1362 đến 1391, triều đại của ông bị chia rẽ do sự bất hòa nội bộ vốn là điều thường thấy trong lịch sử Granada. Chính ông là người xây dựng Palacio de los Leones (Cung điện Sư tử), bao quanh sân có cùng tên cũng như Patio de los Arrayanes (Sân Hoa Mua) và nhiều khu vực khác của Palacio de Comares.
Thiết kế và tổ chức
Không còn tư liệu nào đề cập trực tiếp đến quá trình thi công, vì thế không thể có được bất cứ thông tin nào về kiến trúc sư xây dựng các cung điện trong vương triều Nasrid, thợ lành nghề tham gia hay thậm chí chi phí xây dựng. Cung điện Alhambra và một công trình nặc danh. Cũng không có thông tin chính xác về sinh hoạt thường nhật trong cung điện hay ngay cả tên gọi ban đầu của phòng ốc và đại sảnh. Vì thiếu nguồn tư liệu chi tiết nên việc xác định niên đại của nhiều bộ phận khác nhau trong cung điện Alhambra chỉ có thể khẳng định bằng cách vận dụng giả thuyết và xét đoán bề ngoài.
ü Cửa trời hình sao của Sala de los Abencerrajes, với trần nhà trát vữa không xoa láng muqarnas. Phòng này là một phần trong Cung điện Sư tử xây dựng dưới thời vua Hồi Muhammad V.
Việc xây dựng khu phức hợp cung điện chủ yếu xây bằng gạch, cùng với bê tông và xi măng. Đá chạm sử dụng tương đối ít, đá hoa cương sử dụng hạn chế hầu như chỉ dùng để lót đường đi và làm cột, mũ cột. Trang trí phủ khắp các vách, trần và sàn nhà chủ yếu làm bằng gỗ, gốm sứ và vữa trát không xoa láng. Một minh họa tuyệt vời của công đoạn chạm khắc gỗ là trần nhà của Sala de Comares hay Sala de Embajadores (Phòng Sứ thần). Ngói gốm đa sắc lấp kín nhiều khoảng không gian nội ngoại thất, thành phần hình học của ngói với tất cả sự phản chiếu và màu chói. Nhưng chắc chắn đặc điểm ấn tượng nhất của cung điện Alhambra và công trình trát vữa không xoa láng, trang trí bằng các motif thực vật và những câu đề khắc, vữa trát không xoa láng cũng áp dụng khi làm trần nhà đẹp mắt muqarnas trong Sala de las Dos Hermanas (Phòng hai chị em) và Sala de los Abencerrajes.
Trong khu có tường bao của cung điện Alhambra có ba phần riêng biệt: Alcazaba, nằm trên điểm cao nhất, sử dụng cho các mục đích quân sự khắt khe, Medina và cung điện. Có thời lên đến bảy cung điện, nhưng chỉ có hai cung điện còn lại thể hiện tốt nhất cung điện Alhambra của vương triều Nasrid: Palacio de Comares và Palacio de los Leones. Các sân hình thành một yếu tố thứ tự quan trọng, nước trong hình dạng các bể chứa và vòi phun cũng đóng vai trò quan trọng.
ü Dưới. Sơ đồ cung điện Alhambra. Trong khu tường bao có ba phần chính: Alcazaba, dùng cho các mục đích quân sự; khu vực có các cung điện, ban đầu có bảy; và Medina. Bên ngoài cung điện Alhambra là các cung điện Generalife nhỏ hơn, gần như là biệt thự mùa hè.
Sân trong Palacio de Comares (Patio de los Arrayanes) có hình chữ nhật, được cắt ngay bởi một bể chứa chạy dọc theo hướng bắc-nam. Phức tạp và tinh vi hơn nhiều là Patio de los Leones, trong cung điện có cùng tên. Sân này bao quanh bằng một mái cổng có tổng cộng 124 cột hoa cương, tập trung quanh Vòi phun Sư tử nổi tiếng. Kết cấu hình chữ thập được nhấn mạnh bằng các máng dẫn nước chạy xuyên qua cũng như bố trí bốn phòng xung quanh dọc theo các trục ngang dọc.
Gần Alhambra, nhưng bên ngoài vách tường, là cung điện Generalife, tựa như một biệt thự nghỉ mát, do vua Hồi Muhammad II (1272- 1302) xây dựng, và nổi tiếng với công viên, phản ánh trung thành các đặc điểm điển hình nhất của thiết kế công viên kiểu Hồi giáo.
Lịch sử sau này
Hầu như suýt thế kỷ 15, từ triều đại của Muhammad V cho đến khi tín đồ Cơ đốc xâm lược, cung điện Alhambra phần lớn vẫn giữ nguyên diện mạo thế kỷ 14 của mình, không có sự thay đổi nào đáng kể. Sau đó từ năm 1492 trở đi, các nhà cầm quyền Tây Ban Nha bắt đầu một loạt phát triển công trình có ý nghĩa chính trị và tượng trưng ở Granada. Hoàng đế Charles V thậm chí còn in dấu vết của mình trên vách tường của cung điện Alhambra. Tác phẩm quan trọng của ông chính là cung điện của ông, do kiến trúc sư Pedro Machuca (1527) thiết kế: công trình theo kiểu cổ điển cùng với trang trí lực thước và bố cục hình học (một hình tròn bên trong hình vuông) tượng trưng cho sự tương phản có chủ ý giữa phong cách Hồi giáo và Cơ đốc giáo. Charles V không hề sống trong cung điện, tuy nhiên sau triều đại của ông, không xây thêm công trình khác. Tiếp đến chỉ và trùng tu và bảo dưỡng cũng như phá hủy.
ü Cung điện Generalife: công viên, có rãnh dẫn nước ở giữa và vòi phun, trồng hoa mua, cam chanh, hoa hồng và các loài hoa khác.
Chính những người theo trường phái Lãng mạn, và giới họa sĩ Anh nói riêng, là những người phát hiện ra cung điện và làm cho thế giới phương Tây chú ý trong thế kỷ 19, lý tưởng hóa nó và biến cung điện thành một nơi huyền thoại, thấm đẫm tính ngoại lai và thú vui nhục dục. Hình ảnh này được phản ánh trong nghệ thuật của David Roberts và John Frederick Lewis cũng như trong các trước tác gợi nhớ của Chateaubriand, Théophile Gautier và hơn hết và Washington Irving trong tác phẩm Con- quest of Granada ( 1829) và Tales of the Alhambra (1832). Đóng góp đáng kể khác trong việc vực dậy nghệ thuật Hồi giáo và của Owen Jones trong tác phẩm Plans, Elevation, Séc- tions and Details of the Alhambra (1842-45). Từ thế kỷ 19, cung điện Alhambra trở thành nơi thu hút du khách nổi tiếng. Năm 1984, cả Alhambra lẫn Generalife đều nằm trong danh sách Di sản văn hóa thế giới của UNESCO.
Kỳ quan của Alhambra không nằm ở tính chất bất hủ, vẻ hùng vĩ hay sự phong phú, cũng không phải cung điện có bất kỳ sự hợp nhất phong cách nào, sau khi xây dựng, phá hủy và xây dựng lại trong những thời kỳ khác nhau. Thay vào đó, nét quyến rũ của Alhambra chủ yếu là sự trang trí phi thường và trên hết là nằm trong sự quân bình và hiểu biết sáng suốt mà thiên nhiên và kiến trúc cùng mang đến. Khắp nơi trong cung điện, nước và thực vật đều đóng vai trò hài hòa và tích cực.
ü Sân sư tử nổi tiếng, nhìn từ một trong những mái cổng trong cung. Bốn rãnh dẫn nước cùng đổ vào vòi phun nằm ở giữa, với 12 cpn sư tử làm gối đỡ, gợi nhớ tác phâme điêu khắc ở bán đảo Iberia thời cổ đại.