Tài liệu: Di chỉ Chan Chan

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Khoảng năm 1200, văn minh của Chimu đã thay thế nền văn minh Mochica tại thung lũng Moche, trung tâm của một đế quốc rộng lớn trải dài từ vịnh Guayaquil ở phía Bắc đến Paramonga ở phía Nam.
Di chỉ Chan Chan

Nội dung

Di chỉ Chan Chan

Khoảng năm 1200, văn minh của Chimu đã thay thế nền văn minh Mochica tại thung lũng Moche, trung tâm của một đế quốc rộng lớn trải dài từ vịnh Guayaquil ở phía Bắc đến Paramonga ở phía Nam. Chimu trở thành một vương quốc hùng mạnh đã xây lâu đài trên một vùng cát khô cằn, chạy dọc theo dải sa mạc hẹp ngăn cách núi Andes với Thái Bình Dương - đó chính là Chan Chan, một thời là kinh đô của vương quốc Chimu. Chan Chan là một thành phố trải dải 600 dặm dọc theo bờ biển phía Bắc Peru.

Vương quốc Chimu cường thịnh trong suốt 250 năm, cuối cùng bị rơi vào tay Incass vào khoảng năm 1470.

Chan Chan là một thành phố lớn nhất ở Nam Mỹ trước khi Christophe Columbus đặt chân đến, có diện tích rộng 9 dặm vuông và là nơi sinh sống của 500.000 dân. Mỗi một triều đại của vương quốc Chimu, các vị vua đều xây cho mình một khuôn viên vừa làm cung điện và sau đó khi qua đời dùng làm mộ táng. Các hoạ sĩ đã biến những bức tường cung điện màu nâu thành những đường điềm trang trí rất cầu kì, vẽ hình các vị thần biển. Các vị vua đều sống rất sung túc.

Khi người Incass xâm chiếm Chan Chan, họ đã cho nấu chảy và đúc lại số vàng bạc đó thành những bức tượng to như người thật. Ngày nay công tác khai quật cho thấy Chan Chan được chia thành 9 khu vực lớn theo hình chữ nhật có luỹ đất bao bọc. Đây là những nơi ăn ở của hoàng gia. Mỗi khu đều có những đền thờ, nhà ở, vườn hoa và nghĩa trang riêng tập hợp xung quanh quảng trường.

Chan Chan sau nhiều thế kỉ trôi qua, phần lớn bị thời tiết khí hậu phá hoại, phần bị kẻ gian đục khoét cướp phá, các di tích này đã bị tàn phế trở lại thành sa mạc. Nhũng bức tường đủ khoẻ để trụ lại sau những trận động đất đã bị đổ nát, do gió và hơi ẩm từ biển thổi vào, lại thêm những trận mưa xối xả dội xuống đã cuốn trôi đi tất cả, hầu như mọi thứ đã biến khỏi mặt đất. Các nhà khảo cổ đã phải cố gắng nhanh chóng bảo tồn và hoàn thiện một bức chân dung chi tiết về tính cách vương giả của kinh đô Chan Chan này. Dù bị phá huỷ hoàn toàn, bằng chứng khảo cổ học cho thấy: vùng đất này xưa kia nghề thủ công phát triển mạnh, trong đó chủ yếu sản xuất đồ gốm, dệt vải, đồ kim hoàn vàng bạc, nghề đúc đồng và đồ gỗ khảm trai.

Nhưng theo nhà khảo cổ học W. von Hagen viết: “thì ngay cả sự phong phú như thế này của những đồ tạo tác cũng chưa đủ chứng minh về sự tráng lệ của những đêm Ả Rập... của cố đô Chan Chan”. Nghĩa là nền văn hoá Chan Chan còn vĩ đại hơn nhiều, nhưng do sự cướp bóc và sự xói mòn huỷ hoại của thiên nhiên trong nhiều thế kỉ đã làm cho Chan Chan bị tiêu vong gần hết.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4148-02-633705463910430918/Peru/Di-chi-Chan-Chan.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận