Hàn Quốc dưới thời Silla
Tuy nhiên, lãnh thổ của Kogury không bị chinh phục, và năm 698 một tướng của Kogury tên là Tae Cho - yng thành lập một quốc gia gọi là Parhae. Parhae buộc Silla phải xây tường thành ở phía Bắc vào năm 721. Khoảng thế kỷ thứ 8, Parhae kiểm soát vùng phía Bắc Triều Tiên, cả vùng Đông Bắc Mãn Châu và bán đảo Liaodong. Cả hai nước Silla và Parhae vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn minh Trung Hoa thời nhà Đường.
Silla và nhà Đường có nhiều mối quan hệ, với số lượng lớn những học sinh, quan chức và tu sĩ sang Trung Hoa để học tập và tham quan. Năm 682 Silla thành lập một học viện Khổng giáo để đào tạo những quan chức cao cấp và sau đó thiết lập một hệ thống thi cử dân sự theo mô hình của nhà Đường. Parhea theo mẫu chính quyền của nhà Đường còn hơn cả Silla, và đã gởi nhiều học sinh sang các trường của nhà Đường để học. Nền văn hóa của Parhae cũng chịu ảnh hưởng sâu đậm của nhà Đường, và trình độ văn minh của nước này cũng đủ cao để xứng đáng với sự mệnh danh của Trung Hoa là ‘vùng đất phồn thịnh ở phía Đông’.
Nhưng Sil1a thì lại phát triển một nền văn minh bản xứ phồn thịnh thuộc hàng cao nhất thế giới. Kinh đô của nó tại Kyngju ngày nay của Hàn Quốc được biết đến như ‘thành phố vàng’, ở đó tầng lớp quý tộc có một nền văn hóa rất cao. Những sử gia đời Đường đã ghi lại rằng những quan chức cấp cao có hàng ngàn nô lệ, cùng với vô số ngựa và gia súc. Vợ của những quan chức này mang những đồ đội đầu và hoa tai bằng vàng được chế tác một cách tinh vi. Những người đi học thì học theo Khổng giáo và Phật giáo, xây dựng một chế độ quản trị cho đất nước và phát triển những phương pháp tiến bộ cho môn thiên văn và khoa học làm lịch. Kinh Dharani được phát hiện ở Kyngju có niên đại từ năm 751 và là mẫu in mộc bản xưa nhất đã được tìm thấy trên thế giới. Chùa Pulguksa và chùa Skkuram Grotto được xây dựng năm 750, là nơi có những tượng Phật vào loại đẹp nhất thế giới.
Vào đầu thế kỷ thứ 10 Parhae đã bị suy yếu đi. Trước đó hàng thế kỷ quyền lực của Silla cũng tiêu tan khi lãnh chúa của các thành trì đã làm tan vỡ sức mạnh của trung ương và những cuộc nổi dậy đã làm lung lay nền móng của Silla. Parhae, dưới sức ép của những chiến binh Kitan cai trị một phần phía Bắc Trung Hoa, Mãn Châu và Mông Cổ, cuối cùng đã sụp đổ vào năm 926. Sự suy yếu của Silla đã làm cho một người tên là Kynhwn thành lập nước Hậu Paekche ở Chnju năm 892. Và một người khác tên là Kungye thành lập nước Hậu Kogury ở Kaesng vùng trung tâm Hàn Quốc. Sau đó Wang Kn, con của Kungye, người nối ngôi vào năm 918, rút ngắn tên nước thành Kory, từ đó sau này có cái tên hiện đại là Korea.