Tài liệu: Hồ Nhựa Đường

Tài liệu
Hồ Nhựa Đường

Nội dung

Hồ Nhựa Đường

“Miệng núi lửa” khạc dung nham đen, đã trở thành mỏ nhựa đường lớn nhất thế giới

Loài cọ lá xòe như đuôi công ở Trinidad, mọc tràn lan trên một thứ đất bùn màu xám đen như nhựa đường, đó có thể là đặc điểm nổi nhất, nhưng không phải là đẹp nhất vùng này. Dù vậy, người đến Trinidad để thăm hồ nhựa đường lại nườm nượp không dứt, đã chứng minh cảnh quan tự nhiên nơi này có một sức thu hút đặc biệt.

Hồ này ở bờ biển Đông Nam đảo Trinidad, nó là mỏ nhựa đường lớn nhất thế giới, có 40% nhựa đường, 30% đất sét và 30% nước muối hợp thành. Theo ước tính, hồ nhựa này sâu đến 82 mét, chiếm chừng 45 ngàn mẫu. Có điều lạ là, nhiều thảm thực vật đặc chủng mọc chi chít ở quanh hồ, cành khô lá rụng lâu năm mục nát chất đống trên mặt đất, hóa thành phân bón đa dạng cho các bụi cây nhỏ xanh tươi.

Ngành khai thác nhựa đường và hắc ín trong hồ, ít nhất đã được 100 năm. Trong mỗi rãnh đào, đều tuôn ra nhựa đường. Vào năm 1498 Christophe Colomb phát hiện Trinidad, gan một thế kỷ sau, nhà mạo hiểm Anh Sir Walter -Raleigh đến thăm đảo này, ông đã khảo sát nhựa đường và cho rằng nhựa đường ở đây vượt xa nhựa đường Na Uy. Ngày nay, phần lớn nhựa này được dùng để đắp đường sá trên đảo.

Tuy nhiên vì ảnh hưởng của khí lưu huỳnh trong núi lửa phun ra, khắp hồ phun lên bọt khí kêu lép bép, nhưng dầu bách trên mặt hồ lại có lớp dày hết sức vững chắc, người ta có thể đi trên đó. Nước mưa tụ ở chỗ đất thấp giữa các nếp gấp, đầu trong nhựa đường loang ra, các đầm nước dưới ánh sáng chiếu lấp lánh, hình thành quang phổ đa sắc như cầu vồng lấp loáng. Theo truyền thuyết trên đảo, hồ nhựa này đã từng là một thôn xóm của người Da Đỏ Chana, sau bị hồ nhựa tràn lấp mất bởi dân trong thôn dám bắt chim sâu thiêng liêng ăn thịt, thần linh liền giáng tai họa, xóa sạch nơi này.

Căn cứ vào nghiên cứu của giới Khoa học, hồ nhựa đã từng nằm dưới đáy biển cách nay 50 triệu năm, do vô số sinh vật dưới biển chết, tụ lại dưới đáy biển, dần dần phân giải thành dâu, hòa lẫn vào nham thạch, chịu sự dồn ép cực lớn của vỏ trái đất, đã khiến đầu dội lên mặt đất, bị ánh nắng thiêu đốt và trở thành khu vực hóa dầu.

Hồ nhựa đường không nằm trong trạng thái tĩnh, nó không ngừng rịn lên mặt đất và biến thành dạng nhựa di động từ từ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                               Một dòng nhựa đường màu đen tự nhiên nằm trên mặt đảo




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1368-02-633423805345240000/Ky-quan-thien-nhien-the-gioi/Ho-Nhua-Duon...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận