Tài liệu: Biển Rong độc đáo

Tài liệu
Biển Rong độc đáo

Nội dung

Biển Rong độc đáo

Một khu nước ấm lạ lùng mà bí hiểm khôn lường, gió êm sóng lặng…

Biển Rong đuôi ngựa có một luồng nước ấm chảy theo vòng kim đồng hồ làm ranh giới, dòng nước này cũng là dòng nước vịnh, khởi từ eo biển Florida. Trong chặng đường chảy gần bờ biển Bắc Mỹ, tạo nên dòng nước xoáy, hình thành khu biển có Rong đuôi ngựa. Dòng nước vịnh còn là bộ phận hợp thành của dòng nước ấm từ Bắc Đại Tây dương, cuối cùng hòa vào trong dòng hải lưu Bắc Băng dương, chảy qua phía Tây, gần quân đảo Anh.

Biển Rong đuôi ngựa là một nơi lạ lùng, gió êm sóng nhẹ, nước ấm trong trẻo kết hợp với nhau, nuôi sống rong đuôi ngựa trong cảnh sinh thái trôi nổi, nó có vô số túi khí nhỏ, khiến rong nổi trên mặt nước. Thứ rong này tạo ra hoàn cảnh nuôi dưỡng nhiều động vật, có một số loài chỉ sống ở khu này.

Biển rong đuôi ngựa nhờ sự độc đáo của nó mà nổi tiếng và cũng chính là lúc bắt đầu và chấm dứt cuộc du hành đặc biệt của lươn Âu châu, chúng lấy khu vực này đẻ trứng. Vòng sinh sống của lươn khiến người kinh ngạc, vì từ thế kỷ 20 trở về trước, không ai có thể hiểu nổi chúng.

Trong hoàn cảnh bình thường, lươn trưởng thành sống ở hồ và hồ nước ngọt Âu châu, chúng có thể nán lại đây vài năm, tìm cái ăn, sinh trưởng, tích trữ mỡ. Sau khi lươn đực dài 41cm, lươn cái dài 61cm thì chúng giao phối để đẻ trứng vào mùa thu. Màu da của chúng bắt đầu biến đổi, đang từ vàng, thành đen, mắt cũng to hơn. Vào ban đêm chúng bắt đầu bơi theo dòng sông xuống cuối nguồn. Tự nhiên chúng muốn tìm một con đường từ đầm nước thông ra biển cả. Có khi chúng vùng vẫy lên bờ, xuyên qua bãi cỏ ẩm thấp, tìm một dòng sông dẫn nó đến chỗ nước mặn. Khi đến biển cả, lươn theo hướng Tây Nam, bơi ở độ sâu 60 mét, tới giáp ranh đại lục, lặn sâu xuống cỡ 427 mét, chặng đường xa xôi tốn khoảng 80 ngày (khoảng cách chừng 5.630km). Khi chúng đến được biển Rong đuôi ngựa, chúng lại lặn xuống độ sâu cỡ 1.220 mét đẻ trứng, rồi chết...

Trứng nở hóa thành cá thon nhỏ, trong suốt. Mãi đến cuối thế kỷ 19, người ta vẫn chưa hiểu rõ quan hệ của loài này. Một số lươn nhỏ có tên khoa học là lươn lá từ đáy biển nổi lên độ sâu cỡ 213 mét, bơi tới dòng chảy của vịnh, dời theo hướng Đông, chặng đường bơi về đó tốn khoảng hai năm rưỡi. Khi chúng tiếp cận bờ biển Âu châu, thì chúng bắt đầu biến thành giống lươn trưởng thành, dù lúc đó thân chúng vẫn trong suốt. Có một số bơi đến eo biển Gibraltar, tiến vào Địa Trung Hải. Một số khác đến bờ Bắc Âu châu, tiến vào các cửu sông bên Tây Á, cũng có con còn bơi qua eo biển Cartgate, tiến vào biển Polo. Chỉ vài tháng sau, khi chúng đến lòng nước ngọt, mới thực sự bắt đầu kiếm ăn, da cũng biến thành sắc vàng không trong suốt như trước. Vài năm sau, tới mùa ái tình chúng lại trở về biển khơi. Việc này khiến người ta ngạc nhiên vì đặc tính có một không hai đó.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1368-02-633423803728677500/Ky-quan-thien-nhien-the-gioi/Bien-Rong-do...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận