Tài liệu: Hũng Thiên Thạch

Tài liệu
Hũng Thiên Thạch

Nội dung

Hũng Thiên Thạch

Trên hoang mạc bang Arizona, cỏ một hũng tròn vĩ đại, đây chính là chỗ “Đá Trời” nện xuống quả đất

Cách đây vài nghìn năm, một khối Đá Trời rực sáng trên bầu trời bang Arizona, nện xuống quả đất... Theo ước tính, trái cầu lửa bay mỗi giây 19km lao thẳng xuống phát ra tiếng nổ long trời, lở đất, bắn tóe mấy triệu tấn miếng đá đi bốn phương tám hướng, đục thành hũng sao băng thiên thạch. Vụ nổ này lớn gấp 1.000 quả bom nguyên tử ném xuống đảo Hiroshima bên Nhật năm 1945.

Hũng thiên thạch là một vùng đất lõm hình đĩa vĩ đại, đường kính 1.220 mét, sâu 180 mét, miệng hũng tròn đều, đáy sâu 46 mét. Cuộc tranh luận xem sao băng lớn cỡ nào mà khoét nổi một cái ao tròn “như vẽ” thật hết sức sôi nổi. Theo tính toán mới nhất, người ta cho rằng, quả cầu khổng lồ do sắt và kền hợp thành, có lẽ đường kính 41 mét, nặng 3 triệu tấn, nên sức công phá mới mạnh mẽ như vậy và miếng văng xa khoảng 10.000m.

May mắn là quả “cầu lửa” khổng lồ cỡ đó ít khi đánh vào trái đất. Nhưng theo các tính toán khoa học thì hàng ngày có khoảng 50 tấn sao băng bay vù vù trên bầu khí quyển! Phần lớn sao băng, trước khi bay tới mặt đất, đã bị cháy hết lúc vượt tầng khí quyển, ta vẫn gọi đó là sao băng, ước gì được nấy! Nhưng ngay lúc đó lại líu lưỡi, ý nghĩ không đuổi kịp ánh sao!!

Do vậy, sao băng luôn luôn bị cháy trước khi nó đến được trái đất... “không kịp đánh” xuống hành tinh chúng ta. Đại đa số thiên thạch chứa chất sắt, có thể chịu đựng nhiệt lượng lớn khi bay trên không gian. Thiên thạch đơn độc, lớn nhất thế giới, gọi là Hoba, được phát hiện ở Namibia. Dù nó chỉ còn lại cỡ 2m x 2m x 1m, nhưng căn cứ vào ước tính, nó có thể nặng vào khoảng 66 tấn. Thiên thạch lớn hạng nhì, phát hiện ở mũi Jork, miền Tây Greenland, trước khi nhà thám hiểm Mỹ Robert E. Piri đem nó vào Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên Mỹ. Ở New York vào năm 1897, thổ dân Innewte ở đó vẫn lấy nó là nguồn sắt để làm đồ dùng như dao, kéo, cày bừa. Ở Nam Cực phát hiện rất nhiều thiên thạch, trong đó một số thiên thạch được kể đến từ Mặt Trăng và Hỏa tinh.

Tuy thiên thạch rất ít đụng vào trái đất nhưng vẫn có mấy trường hợp được ghi chép rõ ràng. Có một lần, ở Xibir xảy ra một vụ nổ lớn, cách xa 965km vẫn có thể nghe dư âm tiếng nổ đó, cây cối trong vòng 1994km2 bị đánh gục nhất loạt! Vụ nổ cực kỳ mạnh mẽ này có thể do mảnh vụn của một hành tinh nhỏ, hoặc sao chổi gây ra.

Có nhà khoa học đoán rằng, thiên thạch có thể là nguyên nhân các vụ nổ lớn đã tận diệt loài khủng long cách đây 65 triệu năm. Lý luận này cho rằng có một sao băng to lớn trên trời đánh xuống quả đất ở vùng đáy biển, đào ra một hố sâu 40km, rộng 200km, làm nham thạch, tro lửa nóng hàng chục nghìn độ dưới lòng đất phun lên mấy triệu tấn bụi và khói bụi lan tràn, bao trùm khắp quả đất, khiến cây cỏ héo tàn, làm bao sinh vật thiếu thốn thức ăn, loài khủng long vì thân thể to lớn, bị chết đói rất nhanh, đến nỗi không còn hậu duệ, con cháu trên địa cầu!

Hiện đã phát hiện trên bờ biển Mexico một hang thiên thạch lớn có thể làm chứng cứ cho lý luận này!

 

 

                             




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1368-02-633423793238521250/Ky-quan-thien-nhien-the-gioi/Hung-Thien-T...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận