Tài liệu: Hồng Kông - Điện ảnh Hồng Kông – Hollywood của Châu Á

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Hồng Kông trong thập niên 1980 được xem là kinh đô điện ảnh của Châu Á với số lượng phim điện ảnh sản xuất hàng năm không thua kém gì Hollywood.
Hồng Kông - Điện ảnh Hồng Kông – Hollywood của Châu Á

Nội dung

Điện ảnh Hồng Kông – Hollywood của Châu Á

Hồng Kông trong thập niên 1980 được xem là kinh đô điện ảnh của Châu Á với số lượng phim điện ảnh sản xuất hàng năm không thua kém gì Hollywood. Tuy nhiên một thời gian trước đây nền điện ảnh Hồng Kông gặp nhiều cạnh tranh, thậm chí còn phải nhập phim từ Hàn Quốc sang, số lượng phim sản xuất hàng năm đã không còn nhiều, kinh phí đầu tư cho các phim cũng giảm xuống và dĩ nhiên là số thu lợi nhuận từ phòng vé cũng không mấy khả quan.

Sau một thời gian dài suy thoái, cho đến nay điện ảnh Hồng Kông đã có những bước phục hồi nhanh chóng. Sau chiến thắng của phim “Tâm trạng khi yêu” tại liên hoan phim Cannes (5-2000), các nhà làm phim Hồng Kông đã tạo nên một "đợt sóng mới”, làm thay đổi hẳn gương mặt ảm đạm của trung tâm điện ảnh lớn thứ 2 trên thế giới này. Theo ông Donald Đường - một quan chức cấp cao của nền công nghiệp điện ảnh Hồng Kông cho hay: Giới chức Hồng Kông tự tin về tương lai phát triển của ngành công nghiệp giải trí và điện ảnh, qua đó giúp cho ngành điện ảnh của Hồng Kông sớm khôi phục và chiếm được vị trí cao trong làng điện ảnh thế giới.

Những cánh chim đầu đàn Thành Long người được cả làng giải trí Hông Kông gọi một cách kính nể là đại ca, dù đang rất thành công ở Hoa Kỳ nhưng đã tuyên bố một năm anh sẽ về Hông Kông làm 1 - 2 phần để góp phần phát triển điện ảnh quê nhà. Trong 4 phim của anh ra mắt năm 2002, "Tuxedo" (Bộ lễ phục) và “Tôn Tử Binh pháp” được sản xuất tại Hồng Kông.

Sự sát nhập Hồng Kông vào Trung Quốc  cũng được đánh dấu qua phim ảnh với các phim hợp tác giữa Hồng Kông và Trung Quốc như "Thập diện mai phục” với sự góp mặt của những ngôi sao từ cả hai làng điện ảnh. Tuy nhiên, phim do Trung Quốc sản xuất gặt hái được nhiều thành công hơn ở phương diện quốc tế. Ví dụ như phim “Đại sự kiện” (Breaking News) của Hồng Kông cũng được đưa đi dự liên hoan phim Cannes nhưng lại trở nên mờ nhạt trước thành công của phim "Thập diện mai phục”.

Phim "Thập diện mai phục” của Trương Nghệ Mưu đã quy tụ nhiều khuôn mặt nổi tiếng và tạo được nhiều tiếng vang. Cũng có thể nói đó là một hướng đi mới cho đạo diễn Trương Nghệ Mưu người trước đây chuyên làm phim về xã hội cận đại Trung Quốc. Trương Nghệ Mưu là một họa sĩ phác họa được phong cảnh Trung Quốc trong phim sâu sắc nhất từng phong cảnh được chọn lựa thật rõ ràng, mang nét đặc thù của Trung Quốc (ngoại trừ cảnh quay tuyết trắng bên một vùng Ukraina xa xôi).

Nhưng không phải phim nào quy tụ nhiều diễn viên nổi tiếng thì đều tạo được ấn tượng. Làng điện ảnh Hồng Kông trong năm 2004 có sản xuất một phim quy tụ nhiều nam diễn viên hàng đầu như Lưu Đức Hoa, Trương Học Hữu, Dư Văn Lạc, Trần Quán Hy, Tăng Chí Vỹ cùng với sự hội ngộ giữa Lưu Đức Hòa và Ngô Thanh Liên trên màn ảnh rộng... Phim với quảng cáo rầm rộ, tạo nhiều tò mò cho khán giả nhưng lại rất đáng thất vọng đó là phim Jiang Hu (Giang hồ).

Phim về xã hội đen là một “đặc sản” của làng điện ảnh Hồng Kông, với sự thành công  của “Vô gian đạo”, thể loại phim xã hội đen lại được hồi sinh. Điểm thất bại của “Giang hồ” chính là tính bắt chước "Vô gian đạo”, không hề có sự mới mẻ trong kịch bản, không hề có cao trào, không hề có bất ngờ trong phim. Phim không những không có đầu tư mới mẻ về kịch bản mà dàn diễn viên cũng lấy nguyên lại từ “Vô gian đạo”, với Trần Quán Hy và Dư Văn Lạc lại đóng vai thời trẻ của hai nam chính.

Có lẽ một bộ phim thành công là phim “2046” của Vương Gia Vệ. 2046 cuối cùng cũng được đem ra trình chiếu tại liên hoan phim Cannes trong giờ phút chót sau gần 5 năm quay và sản xuất. Phim không chỉ được khán giả trông đợi do là phần tiếp theo của phim “Tâm trạng khi yêu” mà khán giả còn có chút hiếu kỳ và tò mò không biết sau 5 năm sản xuất trong vòng bí mật thì phim sẽ ra sao. Vương Gia Vệ quay phim theo cảm hứng, không hề có kịch bản, kịch bản được phát triển với thời gian quay phim.

Năm 2005 mở đầu đầy hứa hẹn với sự  thành công của “Công phu thần tốc” của Châu Tinh Trì... .

Giải thưởng quan trọng thường niên của điện ảnh Hồng Kông là giải Kim Tượng. Năm 2006, giải Kim Tượng lần thứ 25 được tổ chức vào ngày 8/ 4/ 2006. Trong ngày 8/ 02, hội đồng giám khảo đã tổ chức họp báo công bố ứng cử viên cho 19 giải. Phim “Nếu như yêu” và “Thất kiếm” nhận được 11 đề cử. Phim "Xã hội đen” và “Chữ cái D” tiếp nối với 10  ứng cử. Cả bốn phim đều được đánh giá rất cân bằng trong cơ hội dành được giải Phim hay nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất. Cùng tranh tài  trong giải Phim hay nhất còn có “Thần thoại” của Thành Long. Lương Gia Huy được nhận hai ứng cử cho nam diễn viên xuất sắc trong phim “Hắc xã hội" và "Trường hận ca”.

Bởi vì lần này kỷ niệm lần thứ 25 của giải Kim Tượng nên giải được tổ chức tại một nơi trang hoàng hơn. Đài TVB và Radio Hồng Kông đều có bản quyền trực tiếp giải thưởng.

Quách Phú Thành sau khi thắng giải Kim Mã thì lại được đề cử lần nữa cho giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất với vai của anh trong phim "Ngã ba đường”.

Danh sách đề cử giải Kim Tượng lần thứ 25

1. Phim hay nhất

- Election - Xã hội đen

- Initial D - Chữ cái D

- The Myth - Thần thoại

- Perhaps love - Nếu như yêu

- Seven swords - Thất kiếm

2. Đạo diễn xuất sắc nhất

- Derek Yee Tung-Sing (2 Young)

- Johnnie Đỗ Kỳ Phong (Election)

- Andrew Lau Wai-Keung, Alan Mak Siu-Fai (Initial D)

- Peter Chan Ho-Sun (Perhaps love)

- Tsui Hark Từ Khắc (Seven swords)

3. Nam diễn viên xuất sắc nhất

- Aaron Quách Phú Thành (Divergence)

- Tony Lương Gia Huy (Election)

- Simon Nhậm Đạt Hoa (Election)

- Tony Lương Gia Huy (Everlasting regret)

- Andy Lưu Đức Hòa (Wait'til you're older)

4- Nữ diễn viên xuất sắc nhất

- Sammi Trịnh Tú Văn (Everlasting regret)

- Karena Lâm Gia Hân (Home sweet home)

- Zhou Xun Châu Tấn (Perhaps love)

- Sylvia Trương Ngãi Gia (Rice rhapsody)

- Karen Mạc Văn Úy (Wait'til you're older)

5. Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất

- Alex Phương Trung Tín (Drink - Drank - Drunk)

- Wong Tin-Lam Vương Thiên Lâm (Election)

- Hu Jun Hồ Quân (Everlasting regret)

- Anthony Huỳnh Thu Sinh (Initial D)

- Liu Kai-Chi Liêu Khải Trí (SPL)

6. Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất

- Teresa Mo Sun-Kwan (2 Young)

- Karena Lâm Gia Hân (Ah Sou)

- Maggie Thiệu Mỹ Kỳ (Election)

- Su Yan (Everlasting regret)

- Zhang Jingchu (Seven swords)

7. Diễn viên mới xuất sắc nhất

- Fiona Tiết Khả Kỳ(2 Young)

- Annie Liu (Ah Sou)

- Isabella Leong (Bug me not!)

- Jay Châu Kiệt Luân (Initiai D)

- Michelle Diệp Tuyền (Moonlight in Tokyo)

8. Kịch bản xuất sắc nhất

- Derek Yee Tung – Sing, Chun Tin - Man (2 Young)

- James Yuen Sai – Sang, Jessica Fong, Lo Yiu - Fai (Crazy N' the city)

- Yau Nai – Hoi, Yip Tin-Shing (Election)

- Aubrey Lam Oi – Wah, Raymond To Kwok-Wai (Perhaps love)

- Cheung Chi – Kwong, Susan Chan Suk - Yin (Wait'til you're older)

9. Quay phim xuất sắc nhất

- Cheng Siu-Keung (Election)

- Andrew Lau Wai-Keung, Lai Yiu-Fai, Ng Man-Ching (Initial D)

- Peter Pau (Perhaps love)

- Peter Pau (The promise)

- Venus Keung Kwok-Man (Seven swords)

10. Biên tập xuất sắc nhất

- Yau Chi-Wai (Divergence)

- Patrick Tam Ka-Ming (Election)

- Wong Hoi (Initial D)

- Wenders Li, Kong Chi-Leung (Perhaps love)

- Angie Lam On-Yi (Seven swords)

11. Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất

- Bill Lui Cho-Hung (A Chinese Tall Story)

- William Cheung Suk - Ping (Everlasting regret)

- Hai Chung – Man, Peter Wong Bing – Yiu (Perhaps love)

- Timmy Yip (The Promise)

- Eddy Wong (Seven swords)

12. Trang phục và hóa trang xuất sắc nhất

- William Cheung Suk-Ping, Bruce Yu, Lee Pik-Kwan (A Chinese tall story)

- William Cheung Suk-Ping (Everlasting regret)

- Hai Chung-Man, Dora Ng Lei-Lo (Perhaps love)

- Timmy Yip, Kimiya Masago (The promise)

- Poon Wing-Yan) Shirley Chan Koo-Fong (Seven swords)

13. Chỉ đạo võ thuật xuất sắc nhất

- Lee Chung-Chi (Divergence)

- Yuen Woo-Ping, Yuen Shun-Yi, Ku Huen- Chiu (House of fury)

- Jackie Chan, Stanley Tong Kwai-Lai, Richard Hung (The myth)

- Lau Kar-Leung, Stephen Tung Wai, Xiong Xin-Xin (Seven swords)

- Donnie Yen Ji-dan (SPL)

14. Nhạc trong phim hay nhất

- Joe Hisaishi (A Chinese tall story)

- Kenji Kawai (Seven swords)

-  Tayu (Election)

- Chan Kwong-Wing (Initial D)

- Peter Kam Pui-Tak, Leon Kam, Leon Ko (Perhaps love).

15. Ca khúc chủ đề hay nhất

- “Thugs” (from Dragon Reloaded) – Ronald Trịnh Trung Cơ

- “Drifting” (from Initial D) - Jay Châu Kiệt Luân

- "Endless love” (from The Myth) " Jackie Thành Long, Kim Hee-Sun

- “Perhaps love” (from Perhaps Love) –Jacky Trương Ngọc Hữu

- “Won't do it again” (Wait'til you're older) - Andy Lưu Đức Hòa

16. Hiệu quả âm thanh

- Kinson Tsang King-Cheung (A Chinese tall story)

- Kinson Tsang King-Cheung (Initial D)

- Kinson Tsang King-Cheung (Perhaps love)

- Wang Danrong, Roger Savage (The promise)

- Steve Burgess, Ho Wai (Seven swords)

17. Kỹ xảo xuất sắc nhất

- Victor Wong Hon-Tat, Eddy Wong Won- Hin (A Chinese tall story)

- Victor Wong Hon-Tat, Eddy Wong Won- Hin, Bryan Cheung (Initial D)

- Wendy Choi, David Tso (The myth)

- Frankie Chung Chi-Hung, Don Ma Wing- On, Cecil Cheng Man-Ching, Tam Kai-Kwun (The promise)

- Peter Webb (Seven swords)

18. Phim châu Á hay nhất

- Be with you (Nhật Bản)

- Howl's moving castle (Nhật Bản)

- Kekexill (Trung Quốc)

- Sympathy for lady vengeance (Hàn Quốc)

- Three Times (Trung Quốc)

19. Đạo diễn trẻ xuất sắc

- Matthew Tang Hon-Keung (B420)

- Stephen Fung Tak-Lun (House of fury)

- Kenneth Bi (Rice rhapsody)

Dựa theo cuốn tiểu thuyết Thất kiếm hạ Thiên Sơn nổi tiếng của Lương Vũ Sinh, bộ phim Kiếm khách anh hùng (Thất kiếm) với tựa đề tiếng Anh là Se ven swords của đạo diễn Từ Khắc (Tsui Hark) đang làm mưa làm gió tại châu Á, tạo nên cơn sốt trong làng điện ảnh Trung Quốc. Rất nhiều ngôi sao hàng đầu như Lê Minh, Chân Tử Đan, Lục Nghị, Dương Thái Ni, Lưu Gia Lương, Kim So Yeon, Tôn Hồng Lôi đã tham gia trong phim này.

Sau hai tuần công chiếu tại Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu, Thất kiếm đã mang về cho nhà sản xuất trên 60 triệu nhân dân tệ. 13 nước, trong đó có các siêu cường điện ảnh như Mỹ, Pháp, Ý, Anh, Đức... đã đặt mua bộ phim này.

Thất kiếm đánh dấu sự trở lại của Từ Khắc sau bốn năm vắng bóng. Khác với vẻ triết lý đậm chất phương Đông trong Anh hùng hay nét lãng mạn, bay bổng của Thập diện mai phục, Thấtt kiếm thể hiện một cá tính mạnh mẽ, quyết liệt. Những nhân vật trong phim đều.

Xuất thân từ những người nông dân bình thường, nhưng không cam chịu số phận, họ đã quyết tâm làm một điều gì đó để thay đổi cuộc sống, giành lấy hạnh phúc cho mình.

Phim được bấm máy tại vùng núi Tân Cương hùng vĩ và sa mạc Gobi. Thời tiết gây khó khăn không ít cho đoàn làm phim khi quay những cảnh trên núi vào tháng 9/ 2004 với nhiệt độ dưới 0 độ C. Tuy nhiên, khi cần những cơn mưa tuyết thật sự thì cả đoàn lại không thể tìm ra tuyết. Tất cả các cảnh quay đều phải sử dụng tuyết nhân tạo.

Theo nhận xét của tờ The New York Times, Từ Khắc xứng đáng là một trong số những đạo diễn lừng danh nhất hiện nay. Ông đã tạo nên cuộc cách mạng cho nền điện ảnh Hồng Kông, trở thành bậc thầy thể loại phim hành động. Với góc quay nhanh, buộc người cầm máy phải chạy theo diễn viên với xúc cảm mãnh liệt, Từ Khắc đã thành công khi tạo nên những khuôn hình mạnh mẽ, quyết liệt để có thể dễ dàng chuyển từ vũ đạo của võ thuật sang việc mô tả sự tàn bạo của chiến tranh nhưng vẫn tràn đầy nét lãng mạn và tinh tế...

Đạo diễn Từ Khắc được mệnh danh là Alfred Hitcock và Steven Spielberg của châu Á. Trong cuộc sống Từ Khắc luôn muốn thực hiện những bộ phim làm ông cảm thấy hạnh phúc. “Phim của tôi sẽ làm tôi hiểu rõ hơn bản thân mình”- Từ Khắc cho biết. “Cũng như bao nhà làm phim khác, điều quan trọng với tôi chính là việc thấu hiểu bản thân và làm những gì mình thực sự cảm thấy hứng thú. Tôi không thích kiểu làm phim võ thuật Trung Hoa như hiện nay vì sử dụng nhiều kỹ xảo khiến cho những động tác võ thuật của diễn viên không thật. Thật buồn cười khi cứ phải có một cascadeur đóng thế những màn võ thuật hơn là chính diễn viên của họ. Vì thế tôi quyết định trở về với căn bản triết lý võ thuật của Trung Hoa, luôn tôn trọng yếu tố con người”.

Từ Khắc sinh ngày 15/ 2/ 1950 tại Sài Gòn trong một đại gia đình có đến 16 anh chị em. Thuở bé, ông đã sớm bộc lộ năng khiếu về nghệ thuật. Mới học lớp 4, Từ Khắc đã vẽ minh họa những bức tranh võ thuật và tham gia biểu diễn ở trường. 13 tuổi ông đã thuê máy quay phim loại 8 mm để thu hình những show diễn tại trường trung học. Năm 16 tuổi, Từ Khắc theo gia đình về Hồng Kông rồi sang Mỹ du học ngành điện ảnh tại Đại học Southern Methodist và University of Texas. Khi trở về Hồng Kông, ông cộng tác với hãng phim truyền hình nổi tiếng TVB rồi CTV, trở thành một trong những đạo diễn truyền hình tiên phong của Hồng Kông.

Năm 1978, Từ Khắc làm phim The Gold Dagger Romance cho đài CTV và được tôn vinh là đạo diễn phim kiếm hiệp kỳ tài nhất Hồng Kông. Thập niên 80 thế kỷ trước, Từ Khắc ghi tên mình vào làng điện ảnh với bộ phim đầu tay Warriors from the Magic Moutain. Năm 1984, ông cùng vợ là Nansun Shi thành lập hãng phim riêng mang tên Film Workshop. Sau đó, ông tiếp tục thành công với bộ phim hoạt hình A Chinese Ghost Story (1997). Đến nay, Từ Khắc đã sản xuất được 54 bộ phim trong đó có đến 31 phim do chính ông làm đạo diễn. Từ Khắc cũng là đạo diễn phát hiện ra tài năng của Châu Nhuận Phát, Lý Liên Kiệt... đưa họ lên hàng ngôi sao của điện ảnh châu Á. Giữa thập niên 90, ông đã từng mời Jean- Claude Van Damme tham gia vào hai bộ phim Double Team (1997) là Knock Off (1998).

Với Thật kiếm,  lần đầu tiên ngôi sao Hàn Quốc Kim So Yeon cộng tác với Từ Khắc. Chính ông đã chỉnh sửa lại kịch bản cho phù hợp hơn với ngoại hình và tính cách của Kim. Trong phim có những đoạn Kim khỏa thân hoàn toàn để nhập vai, tạo nên những pha nóng bỏng khá hiếm hoi của điện ảnh Trung Quốc.

Đạo diễn Từ Khắc đã mất hẳn 5 năm để chuẩn bị cho phim Thất kiếm từ khâu kịch bản, tìm bối cảnh quay, phác thảo trang phục, vũ khí cho diễn viên. Bảy thanh kiếm sử dụng  trong phim do chính Từ Khắc thiết kế với các tên gọi: Nhật Nguyệt, Thiên Bộc, Du Long, Thanh Can, Cạnh Tinh, Xá Thân và Mạc Vấn Kiếm. Mỗi thanh gương tượng trưng cho đặc điểm của từng chủ nhân. Ít người biết rằng Từ Khắc vừa là biên kịch, đạo diễn vừa sản xuất bộ phim này. Tham gia đoàn làm phim còn có các tên tuổi khác cũng nổi danh không kém: Eddie Wong, chuyên gia trang trí ngoại cảnh và trang phục của phim Ngọa hổ tàng long chỉ đạo võ thuật Lau Kar Leung.

Sau thành công vang dội của Thất kiếm, Từ Khắc đang dự định làm tiếp phần hai nhưng vẫn chưa công bố danh sách diễn viên được chọn. Từ Khắc là đạo diễn thứ tư của Trung Quốc được mời vào Ban giám khảo Liên hoan phim Cannes lần thứ 57 (2004). Ngày 31/ 8/ 2005, Thất kiếm được chọn chiếu khai mạc Liên hoan phiết Venice (Ý). Đây là một vinh dự lớn của điện ảnh Trung Quốc.

Hàng trăm ngôi sao từ Hồng Kông, Trung Quốc và cả Hàn Quốc đều quy tụ tại một Liên hoan phim (LHP) được ví như giải Oscar Châu Á, đó là Lễ trao giải Kim Tượng Hồng Kông diễn ra hôm 8/ 4 tại sân vận động Hồng Khám - Hồng Kông.

Chiều tà ở khu Tsim Sha Tsui. Những dòng người thay vì dạo mát dọc đôi bờ sông - biển giữa đảo Hồng Kông và Cửu Long, lại chịu khó xếp hàng dài chật nêm trước Trung tâm Văn hóa Hồng Kông để mua vé dự liên hoan phim quốc tế diễn ra trên sân nhà.

Đợt hoạt động rầm rộ chung mang tên Entertainment Expo Hồng Kông 2006 (Triển lãm giải trí Hồng Kông) với hàng loạt sự kiện nối đuôi: chợ phim (Filmart), lễ trao giải thưởng điện ảnh Kim Tượng (tức “Oscar của Hồng Kông”), giải phim ngắn độc lập Hồng Kông, Diễn đàn tài chính phim châu Á (HAF), Liên hoan phim quốc tế Hồng Kông (HKIFF), sau bế mạc tiếp tục mang một số bộ phim sang Macao để trình chiếu tiếp đến.

Các tài tử nổi tiếng nhất đã cùng xắn tay áo giúp đợt hoạt động Entertainment Expo diễn ra với hi vọng khẳng định lại vị thế của Hồng Kông trên bản đồ điện ảnh khu vực. Nếu Lương Triều Vỹ lãnh sứ mệnh là hình ảnh quảng bá chung cho Entertainment Expo thì Lưu Đức Hoa nhận làm đại sứ danh dự cho HKIFF.

Đường phố Hồng Kông những ngày tháng tư tràn ngập bích chương hình các ngôi sao Trương Mạn Ngọc, Châu Nhuận Phát, Thành Long, Twins... nhằm thu hút công chúng đến xem hơn 300 bộ phim trên toàn thế giới gom về chiếu ở HKIFF. Chợ phim Hồng Kông năm nay cũng có hơn 400 gian hàng từ 28 quốc gia tham dự.

Tuy nhiên, những bộ phim video gia đình dài lê thê, nội dung sướt mướt hay kỹ xảo kiếm hiệp của Hồng Kông chẳng còn lạ mắt đối với khán giả Đài Loan, Nhật, Singapore, Thái Lan hay Việt Nam nữa. Tất cả thị trường trong khu vực này đã sốt lên vì phim xứ Hàn có kịch bản “đời” hơn, diễn viên bắt mắt hơn và tư duy làm phim hiện đại hơn.

Làn sóng Hàn Quốc chẳng những đã tràn ngập các nước quanh vùng mà còn làm chìm đắm chính đảo Hồng Kông. Đầu năm 2006, Bi (Rain) - diễn viên kiêm ca sĩ trong phim Ngôi nhà hạnh phúc - đến Hồng Kông được giới trẻ ái mộ không kém bất cứ ngôi sao địa phương nào.

Ở địa hạt diễn viên, nếu như vài thập niên qua Hồng Kông vẫn luôn tự hào là cái nôi sản sinh tài tử xi nê “nhiều như lá mùa thu” thì giờ đây, có lẽ họ không còn nhiều lý do để tự hào. Thời gian qua Hồng Kông đã phải cậy nhờ sự góp sức từ các sao Trung Hoa đại lục, sao Hàn Quốc, sao Đài Loan...

Tình trạng này dẫn đến giải nam diễn viên mới xuất sắc nhất giải Kim Tượng năm nay không thuộc về diễn viên Hồng Kông mà bị gương mặt Đài Loan Jay Chou (phim Intial D) ẵm gọn! Hay Nếu như yêu - bộ phim đạt doanh thu cao và vinh danh tại giải “Oscar Hồng Kông” Kim Tượng 2006, đã có sự góp sức từ Ji Jin Hee xứ Hàn đến Kinh Thành Vũ xứ Nhật.

Nếu như Lý Liên Kiệt đã thành danh ở Hollywood từ lâu thì ngôi sao Lưu Đức Hoa mãi tận bây giờ mới có một cơ hội đóng vai trong phim Mỹ The flock - lại là vai xếp sau Richard Gere. Châu Tấn, nữ diễn viên trẻ số một hiện nay (lập hattrick giải nữ diễn viên xuất sắc nhất tại giải Kim Tử Kinh, Kim Tượng và giải của Hiệp hội Phê bình phim Hồng Kông với phim Nếu như yêu), vẫn chưa có cơ may nào để đóng phim Hollywood như các diễn viên đại lục cỡ Củng Lợi hay Chương Tử Di.

Khác với điện ảnh Việt Nam vẫn lùng nhùng chuyện phim ăn khách thì không nhiều nghệ thuật, phim nghệ thuật lại không ăn khách, điện ảnh Hồng Kông đã sớm dung hòa được hai yếu tố này. Cái mà “Hollywood phương Đông” đang cần là những đột phá về đề tài, cách thể hiện, dũng cảm chấp nhận không ăn theo những lối mòn cũ.

            Thành công nóng hổi của bộ phim Xã hội đen (đoạt giải Kim Tượng 2006 dành cho phim hay nhất, đạo diễn, kịch bản, nam diễn viên chính xuất sắc nhất) là một minh chứng. hội đen phản ánh thế giới ngầm bằng những tình tiết chân thật, độc đáo chứ không lạm dụng các màn võ thuật như lối mòn xưa.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2910-02-633555407658927237/Du-lich/Dien-anh-Hong-Kong--Hollywood-cua...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận