Tài liệu: Hang Ajanta

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nhờ một sự ngẫu nhiên mà năm 1829 một sĩ quan người Anh đã phát hiện ra hang Ajanta (tên một làng quê nằm cách hang khoảng 11km), một di tích văn hóa nghệ thuật cổ có một không hai của Ấn Độ.
Hang Ajanta

Nội dung

Hang Ajanta

Nhờ một sự ngẫu nhiên mà năm 1829 một sĩ quan người Anh đã phát hiện ra hang Ajanta (tên một làng quê nằm cách hang khoảng 11km), một di tích văn hóa nghệ thuật cổ có một không hai của Ấn Độ. Khu di tích này gồm 29 chùa hang, trong đó chứa đựng nhiều tác phẩm điêu khắc hội họa nổi tiếng thế giới. Khu hang động Ajanta nằm trên triền đồi Bazarl, trong các thung lũng tối thuộc vùng Ellora ở miền Tây Ấn Độ. Những đền chùa và am thờ đều nằm xung quanh một vách núi nhìn ra sông Waghora.

Ngôi đền của người Hindu có chung một con đường dốc dài hàng trăm dặm với những ngôi đền và những vị thánh của đạo Phật và đạo Jain. Các nghệ nhân của ba tôn giáo này đã tạo ra những tác phẩm kiến trúc và điêu khắc của 34 tu viện và những tòa nhà cầu nguyện vào giữa thế kỷ VI và thế kỷ XII sau CN. Tất cả các cây cột, tượng các nữ thần, voi và hoa sen đều được chạm khắc trên những phiến đá nguyên.

Trong số 20 đền đài chùa Phật, đáng chú ý là ngôi đền Kailasa cao hai tầng dài 164 feet thờ thần Shiva (vị thần của sự sáng tạo và hủy diệt). Các bức tượng được thể hiện trong một không gian ba chiều mô phỏng những câu chuyện thần thoại của người Hindu. Hình ảnh Shiva xuất hiện trong khi đang chơi một nhạc cụ có dây mà nhạc của nó đã tạo ra vũ trụ. Những bức tường và trần nhà được trang trí tỉ mỉ và được bảo quản cẩn thận trong những hang động ở Ajanta đã có ảnh hưởng mạnh đến phong cách hội họa khắp châu Á. Các bức vẽ đã minh họa cuộc sống của Phật và những hiện thân của Phật trước đó. Trong một hang động của Ajanta có vẽ cảnh Phật đã phủ lên bầu trời một ngàn hình ảnh của mình để răn đe những kẻ dị giáo. Trong các cung điện vẽ cảnh nhà ở của Phật trước kia đã cho ta thấy một số nét về cảnh cung đình ở thế kỷ V. Các bức tranh ngoài những truyền thuyết về đức Phật hay câu chuyện dân gian, còn có những cảnh thể hiện cuộc sống, phong tục của người Ấn Độ thời đó. Và nó còn thể hiện thế giới động vật, thực vật rất phong phú của đất nước Ấn Độ. Trong số những kiệt tác hội họa Ajanta có thể kể đến: “Vị Bồ tát Patmapani cầm hoa sen”; “Vũ nữ nhà trời Apsara”; “Vũ nữ quỳ trước mặt vua”; “công chúa đang hấp hối”...

Đáng nói là tất cả những kiệt tác này nằm sâu trong khoảng hơn 30 hang động hầu như không có ánh sáng. Để bảo vệ di sản này, Hội đồng khảo cổ Ấn Độ nghiêm cấm việc chiếu sáng chụp ảnh. Nhưng nhà nhiếp ảnh Boney Behl đã phải bỏ ra 10 năm nghiên cứu mới chiến thắng bóng tối và ghi lại được “gần như nguyên tắc” di sản Ajanta để cho nhân loại được chiêm ngưỡng hôm nay.

Các hang động ở Ajanta được UNESCO xếp hạng là Di sản văn hóa thế giới từ năm 1983 vì những giá trị đặc biệt nổi bật toàn cầu của mình.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4055-02-633703700610850000/An-Do/Hang-Ajanta.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận