HANG MẠC CAO (CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA)
Hang Mạc Cao, còn có tên là ''Thiên Phật Động" (Động Ngàn Phật), nằm bên rìa Sa mạc Taklamakan ở Tỉnh Cam Túc thuộc miền Tây Bắc Trung Quốc. Vào Thế kỷ IV S.CN, các nhà tu hành Phật giáo bắt tay vào đào hang tạc tượng ở một nơi theo truyền thuyết một nhà sư đã thấy hiện lên một ngàn vị Phật. Nằm trên Con đường tơ lụa nơi này có một hoạt động nhộn nhịp mãi cho tới Thế kỷ XTV. Trong mười Thế kỷ đó, người ta đã đào được một nghìn hang nhỏ trong lòng núi; các nghệ sĩ thuộc đủ mọi truyền thống phong cách đã tô điểm các vách hang bằng nhiều bích họa và tượng.
Đến nay còn bảo tồn được 496 hang. Trong giai đoạn từ Thế kỷ IV đến Thế kỷ VI, các tác phẩm nghệ thuật ở đây chủ yếu chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Hy Lạp. Phật giáo, phần lớn đều miêu tả quá khứ của Đức Phật. Từ Thế kỷ VI đến IX, nghệ thuật Mạc Cao đã đạt tới đỉnh cao với những đề tài lấy từ Kinh Phật, đời sống thường nhật và các sự kiện lịch sử. Từ Thế kỷ X đến Thế kỷ XIV, cùng với sự suy tàn của Con đường tơ lụa và với việc tuyển mộ các hoạ sĩ chuyên nghiệp đến trang trí các hang, các tác phẩm nghệ thuật ở Mạc Cao biểu lộ một phong cách kinh viện hơn. Hang Mạc Cao được ghi vào Danh sách di sản Thế giới năm 1987. Năm 1988, UNESCO cử một nhóm chuyên gia tới hỗ trợ cho nhà đương cục Trung Quốc xây dựng kế hoạch bảo vệ khu di tích này. Hang Mạc Cao ở vùng hay có động đất lại thường phải chịu những trận bão cát. Mặc dù khí hậu sa mạc khô ráo, nhưng mây mù buổi sáng cứ như Xuân Hè có thể tạo ra những phản ứng hoá học làm cho bích hoạ phai màu. Hiện nay đã có kế hoạch huấn luyện kỹ thuật bảo quản bích hoạ cho các nhân viên công tác ở Hang Mạc Cao.