JESUS CHRIST – NGƯỜI SÁNG LẬP RA ĐẠO KITO
Người sáng lập ra đạo Kitô (cơ đốc) là Jesus, còn được tôn xưng là Christ có nghĩa là Chúa cứu thế. Jesus sinh vào khoảng 8 – 4 tr.CN tại thung lũng Bethléhem gần ferusalem. Cha là Yoseph vốn làm nghề thợ mộc, mẹ là Maria mồ côi cha mẹ từ lúc lên 10, đều là người Do Thái. Một năm sau cha mẹ mới làm lễ xin đặt tên và được thầy cả gọi là Jesus (có nghĩa là thông minh, tốt đẹp).
Trong lịch sử, người Do Thái là một bộ tộc gặp phải nhiều tai biến, gian truân. Thời cổ đại đất nước của họ lần lượt bị người Ai Cập, người Assur, người Chalder, người Macédonia, người Ba Tư, người Roma đến chinh phục, dễ khiến người Do Thái sa vào những ảo tưởng về tôn giáo.
Thuở Jesus đang còn trẻ, ông đã từng niệm kinh Cựu ước của người Do Thái, nhưng đối với giáo lý của đạo ấy, ông có một cách hiểu, một lối giải thích khác, để ý nhiều về mặt giáo dục đạo đức, tư tưởng bình đẳng, bác ái. Ông tuyên truyền “đạo đức của Thượng đế”, ''lòng bác ái trong nhân loại” và ''lòng tin ở thiên đàng''. Ông thường kể nhiều câu chuyện khuyên người ta làm điều thiện, ông nói “chớ có tham của cải! Những kẻ giầu có sau khi chết mà muốn lên thiên đàng thì còn khó hơn con lạc đà chui qua lỗ kim''. Trong khi truyền giảng những tư tưởng của mình, Jesus cũng công kích những kẻ đang cầm quyền người Do Thái, phản đối một số quy định khắt khe của đạo Do Thái. Tuy vậy khi truyền giảng, Jesus một mặt khuyên mọi người phải biết giúp đỡ nhau không làm điều xấu, biết bao dung yêu thương và nhân ái, mặt khác lại khuyên người ta không nên đấu tranh chống lại các thế lực gian ác phải yêu thương cả kẻ thù...
Năm ba mươi tuổi, Jesus đến truyền đạo ở ferusalem. Giáo lý mới của ông đã trở thành niềm an ủi đối với những người nô lệ và nhân dân bị áp bức thời bấy giờ. Số người tin theo ông mỗi ngày một đông. Ban đầu, giáo lý của Jesus đối với nô lệ và nhân dân bị áp bức có một ý nghĩa giải phóng về mặt tinh thần, ở chỗ nó đòi thực hiện bình đẳng trong xã hội. Nhân dân lao động và giới phụ nữ sống cuộc đời như nô lệ trong gia đình, đều tôn Jesus làm vị giáo chủ của mình, người phất cao ngọn cờ chống lại đạo Do Thái và nền thống trị của Roma. Chính vì vậy mà bọn thày tu cao cấp, đại biểu của bọn quí tộc chủ nô mới bài xích Jesus, cho ông là kẻ gieo lắc dị đoan, tìm cách trừ khử.
Một hôm, Jesus dẫn mười hai ông đồ đến một làng gần ferusalam thì bị một tông đồ phản bội tên là fudas thông đồng với quan cai trị, bắt ông đem xử tội. Viên toàn quyền Roma là Philato và toà án Do Thái kết tội ông tự xưng là ''Vua của người Do Thái'', kết cục là Jesus bị đóng đinh câu rút trên thập tự giá, chết tại pháp trường ở ferusalem, lúc ấy mới có ba mươi ba tuổi. Cái chết thê thảm của ông tóm lại là một lời hiệu triệu có tác dụng đẩy mạnh sự truyền bá giáo lý của ông. Sau khi Jesus bị hành hình, những môn đồ của ông tức đem giáo lý của ông truyền bá rộng rãi trong quần chúng bắt đầu đem đạo Kitô truyền những miền ngoài đất Palestine, tiến sâu vào nội địa châu Âu, châu Á, châu Phi, trở thành một trong những tôn giáo phổ biến nhất trên thế giới ngày nay.
Trong đời Jesus, ông không viết sách mà cũng không xưởng lên học thuyết gì. Bộ Kinh Thánh gọi là Tân ước ghi lại sự tích và những lời truyền giảng của Jesus và những môn đồ truyền đạo của ông là do những tín đồ thuật và chép lại sau khi ông đã mất.
Theo truyền thuyết và Kinh Thánh, Jesus là con độc nhất của đức Chúa Trời. Để cứu vớt loài người, Thánh linh đức Chúa Trời đã giáng xuống đầu thai vào đức Mẹ đồng trinh Maria, sinh ra Jesus. Và Jesus cũng không chết, ba ngày sau khi bị hành hình, Jesus đã sống lại như lời người đã hứa với các tông đồ. Các tín đồ đạo Kitô đã lấy ngày này làm ngày Lễ Phục Sinh và lấy ngày 25 tháng 12 tương truyền là ngày sinh của Jesus làm ngày Lễ Giáng sinh. Trên thế giới, còn lấy năm coi là năm sinh của Jesus làm cái mốc thời gian để tính kỷ nguyên công lịch (công nguyên) dùng phổ biến hiện nay.