Ô nhiễm tối ưu tại mức cân bằng xã hội.
Ch 250;ng ta hãy quay trở lại với ví dụ về ngành công nghiệp giấy đã phân tích ở trên. Các doanh nghiệp ngành giấy xả chất thải xuống làm ô nhiễm dòng sông, giảm lượng ô xy hoà tan trong nước nên làm cá và các sinh vật thuỷ sinh khác bị chết dẫn đến làm giảm thu nhập của ngư dân. Trong ví dụ này, ô nhiễm gắn với việc sản xuất một loại hàng hoá nào đó. Nếu còn tồn tại hoạt động sản xuất thì việc tạo ra ô nhiễm là không thể tránh khỏi. Khi mức sản xuất tăng thì ô nhiễm cũng tăng lên theo. Tại mức hoạt động tối ưu cá nhân QM, mức ô nhiễm tương ứng là WM.
Các nhà kinh tế cho rằng ô nhiễm tạo ra một loại chi phí sinh thái giống như bất cứ chi phí kinh tế nào khác. Vì thế khi tính chi phí xã hội của sản xuất như là tổng của chi phí cá nhân và chi phí ngoại ứng, chúng ta đạt được mức hoạt động kinh tế tối ưu đối với xã hội tại điểm cân bằng của chi phí cận biên xã hội và lợi ích cận biên xã hội. Mức hoạt động kinh tế đạt hiệu quả Pareto này cũng được cho là sẽ tạo ra mức ô nhiễm tối ưu đối với xã hội W*. Với cách tiếp cận này, chúng ta đã xem xét một sự đánh đổi tối ưu giữa hàng hoá kinh tế và hàng hoá chất lượng môi trường; theo đó, chúng ta cần giảm việc sản xuất và tiêu dùng hàng hoá kinh tế để có một chất lượng môi trường tốt hơn.
Đối với cá nhân các doanh nghiệp, điều kiện tối ưu cho việc gây ô nhiễm của doanh nghiệp khi tính đến các chi phí của ô nhiễm chỉ ra rằng: các doanh nghiệp chỉ nên thải ra một lượng ô nhiễm mà tại đó lợi ích cận biên từ hoạt động gây ô nhiễm (tức là phần lợi nhuận tăng thêm cho doanh nghiệp nhờ việc sản xuất thêm một lượng sản phẩm ứng với mức tăng một đơn vị ô nhiễm) phải bằng đúng với chi phí ngoại ứng do đơn vị ô nhiễm đó gây ra, tức là điều kiện sau phải được thoả mãn tại mức hoạt động kinh tế tối ưu Q* và mức ô nhiễm tối ưu W*.
Như vậy trong trường hợp hoạt động của doanh nghiệp trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì: MNPB = MR - MC = P - MC = MEC hay P = MC + MEC = MSC.
Điều kiện P = MSC cho thấy giá cả đã phản ánh đủ chi phí xã hội của việc sản xuất, bao gồm cả chi phí cá nhân và chi phí ngoại ứng. Mặt khác, điều kiện MNPB = MEC nói lên rằng tại mức hoạt động và ô nhiễm tối ưu, lợi nhuận do hoạt động sản xuất đem lại là tối đa theo quan điểm xã hội.
Chúng ta có thể xây dựng đường lợi ích cá nhân ròng cận biên MNPB như sau:
Xuất phát từ công thức MNPB = MR-MC, trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì MR = P, vì thế công thức này có thể viết lại là MNPB = P - MC. Đường doanh thu biên (trùng với đường giá) và đường chi phí cận biên được thể hiện như trong hình 2.11 a dưới đây.
Hình 2.11: Xây dựng đường MNPB
Hiệu số MR - MC chính là MNPB và được thể hiện trong hình 2.11. ( b )
Khi chưa tính đến chi phí môi trường, người sản xuất tối đa hoá lợi nhuận sẽ sản xuất tối đa tại QP vì ở đó MNPB = 0 (MR = MC), tổng lợi nhuận là toàn bộ diện tích nằm dưới đường MNPB và có thể tính theo công thức:
Nếu tính đủ cả chi phí môi trường, rõ ràng là tổng lợi nhuận sẽ giảm xuống còn bằng diện tích OAB trong hình (hình số 2.15 vẽ trang trước) và được tính theo công thức
Ô nhiễm tối ưu tại mức cực tiểu hoá chi phí ô nhiễm
ở phần trên chúng ta đã giả định rằng mức ô nhiễm có thể được điều chỉnh thông qua việc điều chỉnh sản lượng. Tuy nhiên trong thực tế, có thể không nhất thiết phải thay đổi sản lượng mà chỉ cần chi phí cho việc kiểm soát ô nhiễm (như giảm thải do sản xuất sạch hơn, lắp đặt các thiết bị xử lý ô nhiễm…) cũng có thể đạt được mức ô nhiễm tối ưu. Lý luận được bàn đến ở đây là: một khi đã xuất hiện ô nhiễm, chúng ta có thể không hoặc chỉ xử lý một phần ô nhiễm và sẽ chịu đựng những thiệt hại do ô nhiễm gây ra (chi phí thiệt hại do ô nhiễm); Chúng ta có thể xử lý hoàn toàn ô nhiễm để tránh các chi phí thiệt hại do ô nhiễm gây ra, chúng ta cũng có thể lựa chọn kết hợp vừa chi phí để giảm một phần ô nhiễm vừa chịu đựng một phần thiệt hại do ô nhiễm gây ra. Theo quan điểm của các nhà kinh tế, hiệu quả kinh tế sẽ đạt được tại một mức ô nhiễm mà tại đó tổng các chi phí môi trường bao gồm chi phí kiểm soát ô nhiễm và giá trị thiệt hại môi trường là thấp nhất. Điều này có nghĩa là chúng ta cần xem xét sự đánh đổi tối ưu giữa chi phí và lợi ích của việc giảm ô nhiễm. Để hiểu rõ hơn về cách tiếp cận này, trước hết chúng ta cần đề cập một số khái niệm có liên quan, đó là chi phí thiệt hại môi trường và chi phí kiểm soát môi trường.
* Chi phí thiệt hại môi trường: Nói thiệt hại môi trường là nói đến tất cả các tác động bất lợi mà những người sử dụng môi trường gánh chịu do môi trường bị ô nhiễm, suy thoái. Những tác động bất lợi này có nhiều dạng khác nhau và hiển nhiên là khác nhau đối với từng hoàn cảnh cụ thể. Trong ví dụ về ô nhiễm dòng sông, thiệt hại là sự suy giảm thu nhập của ngư dân, là việc không sử dụng được dòng sông làm nơi vui chơi giải trí nữa hoặc nguy cơ cao hơn cho con người nhiễm phải những căn bệnh do nguồn nước ô nhiễm g 26;y ra, và các hộ dân có thể phải đóng thêm tiền để xử lý nước trước khi đưa nước sông vào sử dụng.
Ô nhiễm không khí gây ra thiệt hại đối với sức khoẻ con người (gây ung thư, viêm phổi mãn tính…), huỷ hoại các vật liệu xây dựng và cảnh quan.
Nói chung ô nhiễm càng nhiều thì thiệt hại gây ra càng lớn. Người ta thường dùng hàm thiệt hại để thể hiện mối quan hệ giữa mức ô nhiễm và mức thiệt hại. Các hàm thiệt hại có thể biểu diễn theo nhiều cách nhưng trong phân tích của chúng ta sẽ sử dụng hàm chi phí thiệt hại cận biên - MDC. Một hàm chi phí thiệt hại cận biên thể hiện mức thay đổi (hay biến thiên) về những thiệt hại khi lượng chất thải hoặc nồng độ chất gây ô nhiễm trong môi trường thay đổi một đơn vị.
Độ dốc và hình dạng của đường chi phí thiệt hại cận biên phụ thuộc vào chất gây ô nhiễm và điều kiện môi trường cụ thể. Nói chung đường chi phí thiệt hại cận biên có độ dốc đi lên từ trái sang phải thể hiện sự gia tăng nhanh của thiệt hại khi lượng chất thải ngày càng nhiều.
Trên đồ thị, những diện tích nằm dưới đường thiệt hại cận biên tương ứng với các mức tổng thiệt hại; Chẳng hạn như trong hình 2.12 a, nếu mức thải là W1 thì tổng chi phí thiệt hại sẽ là diện tích W0AW1.
* Chi phí kiểm soát môi trường hay chi phí giảm ô nhiễm
Chi phí giảm ô nhiễm là những chi phí để làm giảm lượng chất gây ô nhiễm được thải vào môi trường hoặc làm giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm ở môi trường xung quanh.
Chi phí giảm ô nhiễm khác nhau tuỳ theo loại ô nhiễm và nhiều yếu tố khác. Ngay cả với những nguồn tạo ra cùng loại chất thải thì chi phí giảm thải vẫn có thể khác nhau do có những khác biệt về đặc điểm công nghệ của quá trình vận hành. Cũng nên lưu ý rằng từ "giảm ô nhiễm" được dùng với nghĩa rộng và bao gồm tất cả những cách khả dĩ để làm giảm lượng chất thải như thay đổi về công nghệ sản xuất, thay đổi nguyên liệu đầu vào, quản lý nội vi tốt hơn, tái chế các chất thải, xử lý các chất thải…, thậm chí cả cách giảm sản lượng.
Chi phí giảm ô nhiễm hay giảm thải cận biên (MAC) thể hiện sự gia tăng trong tổng chi phí giảm thải để làm giảm được một đơn vị chất thải gây ô nhiễm hay nói cách khác đó là chi phí giảm thải giảm được nếu để lượng chất thải tăng lên thêm một đơn vị.
Trên trục hoành, các đường chi phí giảm thải cận biên xuất phát từ những lượng chất thải không được kiểm soát, tức là lượng chất thải khi chưa có sự can thiệp của cơ quan quản lý môi trường. Nói chung các đường MAC có hướng tăng lên từ phải qua trái, cho thấy chi phí giảm thải cận biên tăng dần. Điều này phù hợp với thực tế là việc làm sạch môi trường ngày càng trở nên khó khăn, thậm chí không thể xử lý được những đơn vị chất thải cuối cùng do các công nghệ xử lý còn chưa ra đời hoặc đã có nhưng rất khan hiếm nên giá rất cao.
Tổng chi phí giảm ô nhiễm có thể được tính bằng diện tích nằm bên dưới đường MAC trong những khoảng xác định khác nhau. Chẳng hạn như trong hình 2.18 a, nếu mức thải cuối cùng là W1 thì tổng chi phí giảm thải sẽ là diện tích W1AWm.
- Bây giờ chúng ta sẽ xem xét mô hình về sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việc làm giảm ô nhiễm bằng cách thể hiện cả hai đường MAC và MDC trên cùng một đồ thị nh ư trong hình 2.14 sau đây:
Tại mức thải lớn nhất Wm, chi phí giảm ô nhiễm bằng không và tổng chi phí thiệt hại là lớn nhất. Nếu chúng ta bắt đầu thực hiện giảm thải, tổng chi phí giảm thải tăng nhờ đó lượng chất thải giảm và vì thế tổng chi phí thiệt hại cũng giảm. Chi phí thiệt hại giảm đi cũng đồng nghĩa với việc lợi ích của người bị ô nhiễm tăng lên hay đó chính là lợi ích của việc giảm ô nhiễm. Nếu chúng ta cố gắng giảm thải về bằng không, chúng ta sẽ phải chi phí rất lớn cho việc này và tổng lợi ích của việc giảm ô nhiễm cũng là rất lớn. Liệu rằng đó có phải là kết quả mà chúng ta mong đợi hay không? Các nhà kinh tế nói rằng tại mức này có thể chúng ta đã phải bỏ ra một chi phí quá lớn để nhận được một lợi ích nhỏ hơn rất nhiều so với chi phí đó.
Bằng đồ thị, chúng ta có thể dễ dàng thấy được là tại mức thải W* (tại đó MAC = MDC), tổng chi phí môi trường là nhỏ nhất, bao gồm tổng chi phí giảm thải là diện tích tam giác WmEW* và tổng chi phí thiệt hại là diện tích tam giác OEW*.
Nếu mức thải tại W1 thì so với W*, thiệt hại do ô nhiễm giảm nhưng chi phí cho việc giảm ô nhiễm lại tăng thêm quá nhiều. Kết quả là tại W1, tổng chi phí môi trường của xã hội tăng thêm bằng diện tích tam giác EAB.
Ngược lại, nếu mức thải tại W2 thì so với W*, chúng ta tiết kiệm được chi phí giảm ô nhiễm nhưng lại phải gánh chịu nhiều thiệt hại môi trường hơn và vì thế, tổng chi phí môi trường vẫn tăng thêm bằng diện tích tam giác ECD.
Chúng ta cũng có thể chứng minh tính hiệu quả này về mặt toán học. Tại mọi mức thải chúng ta luôn có TEC = TAC + TDC
Trong đó: TEC: tổng chi phí môi trường, W là lượng thải.
TAC: tổng chi phí giảm ô nhiễm.
TDC: tổng chi phí thiệt hại do ô nhiễm
Vì TDC và TAC là hai hàm nghịch biến theo W nên đạo hàm của chúng trái dấu, vậy ta có MDC- MAC = 0.
Rõ ràng, TEC là nhỏ nhất khi MAC = MDC. Mức thải W* ứng với vị trí mà MAC = MDC được gọi là mức thải hay mức ô nhiễm tối ưu.