Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hóa dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác.
Có hai hình thức xuất khẩu: Xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp, những hình thức này sẽ được các Công ty sử dụng để làm công cụ thâm nhập thị trường quốc tế.
Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của một công ty cho các khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài.
Để thâm nhập thị trường quốc tế thông qua xuất khẩu trực tiếp các Công ty thường sử dụng hai hình thức.
Là hình thức bán hàng hóa, dịch vụ của Công ty ra nước ngoài thông qua trung gian ( thông qua người thứ ba ).
Các trung gian mua bán chủ yếu của kinh doanh xuất khẩu là đại lý, Công ty quản lí xuất nhập khẩu, Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. Các trung gian mua bán hàng hóa này không chiếm hữu hàng hóa của công ty nhưng trợ giúp Công ty xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài.
Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển ở nước ta. Để công nghiệp hóa đất nước trong một thời gian ngắn đòi hỏi phải có một số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc và thiết bị công nghệ tiến tiến.
Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như : Đầu tư nước ngoài, vay, viện trợ, thu hút từ họat động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ, xuất khẩu sức lao động…
Các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay, viện trợ… tuy quan trọng nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau này. Nguồn vốn quan trọng để nhập khẩu cho đất nước là xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu.
ở nước ta thời kỳ 1986- 1990 nguồn thu về xuất khẩu đảm bảo trên 55% nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu. Tương tự thời kỳ 1991 – 1995 và 1996 – 2000 là 75.3% và 84.5%. Trong tương lai nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên, nhưng mọi cơ hội đầu tư và vay nợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi kinh các chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu – nguồn vốn duy nhất để trả nợ thành hIện thực.
Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta.
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao gồm nhIều mặt. Trước hết sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc – có thu nhập không thấp. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ cuộc sống và đáp ứng ngày một phong phú hơn nhu cầu tIêu dùng của nhân dân.
Xuất khẩu và quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Có thể hoạt động xuất khẩu có sớm hơn hoạt động kinh tế đối ngoại khác và tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn xuất khẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư và mở rộng vận tải quốc tế. Mặt khác chính các quan hệ kinh tế đối ngoại trên lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu.
Xuất phát từ mục tiêu chung của xuất khẩu là xuất khẩu để nhập khẩu đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Nhu cầu của nền kinh tế đa dạng: phục vụ cho công nghiệp hóa đất nước, cho tiêu dùng, cho xuất khẩu và tạo thêm công ăn việc làm.
Xuất khẩu là để nhập khẩu do đó thị trường xuất khẩu phải gắn với thị trường nhập khẩu. Phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường để xác định phương hướng tổ chức nguồn nhập khẩu hàng thích hợp.
Để thực hiện tốt mục tiêu trên, hoạt động xuất khẩu cần hường vào thực hiện các mục tiêu sau: