LÒNG ĐẤT DƯỚI THÀNH PHỐ TRONG TƯƠNG LAI SẼ NHƯ THẾ NÀO?
Năm 1863 tại London Anh đã xây dựng đường tàu điện ngầm đầu tiên trên thế giới. Tầu điện ngầm hồi đó chạy bằng hơi nước, nó vừa đi vừa nhả khói đen, các bến tầu điện ngầm đều tối om. Cho đến nay, trên thế giới đã có trên 60 thành phố của hơn 30 nước xây dựng được đường tầu điện ngầm. Các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu đều có đường tầu điện ngầm, không lâu sau ở Thâm Quyến, Thanh Đảo, Nam Ninh và Trùng Khánh cùng nhiều thành phố khác cũng xây được đường tầu điện ngầm cho mình. Các tầu điện ngầm ngày nay đều sử dụng các xe điện ngầm, không những làm cho không khí trong sạch mà vận tốc cũng nhanh hơn trước.
Thực ra, tầu điện ngầm chỉ là một cách để chúng ta tận dụng và khai phá không gian dưới lòng đất của thành phố. Chúng ta đều biết, nước thải sau khi sử dụng hàng ngày của các khu dân cư đều được dẫn qua các đường ống lớn đến nơi tập trung nước thải, mà nước thải không chỉ có ở các gia đình, mà còn từ các nhà máy, công trường nữa. Vì thế, các ống nước này thường rất to và thô. Trên thế giới, đường ống nước thải tập trung lớn nhất có thể cao bằng hai đến ba người. Các đường ống lớn nhỏ tập trung lại với nhau dưới lòng đất hình thành nên các tuyến ống lớn nhỏ, phân bố đến từng ngóc ngách của thành phố. Các tuyến ống này do có quan hệ mật thiết với cuộc sống của con người nên nó sớm xuất hiện bên dưới lòng đất của mỗi thành phố. Hiện nay, dưới lòng đất của mỗi thành phố ngoài các tuyến ống đó ra còn có ống nước máy, khí ga, ống cáp, đường dây thông tin và các loại ống khác.