THÀNH PHỐ VƯỜN LÀ GÌ?
Ở rất nhiều thành phố hiện đại, các nhà cao tầng xuất hiện ngày càng nhiều, dân số càng ngày càng đông, giao thông cũng tấp nập hơn và vì thế đem lại những vấn đề nghiêm trọng về môi trường và nguồn năng lượng. Thực ra loại bệnh điển hình của thành phố này sớm đã xuất hiện ở Luân Đôn, Anh vào thế kỷ 19 rồi. Hồi ấy, thủ đô Luân Đôn cuối ngày bao giờ cũng chìm trong những màn khói dày đặc, dòng sông Thames thì đen kịt và hôi thối, toàn thành phố giống như hệ thống miễn dịch bị hỏng vậy. Hơn 100 năm trước, một người Anh tên là Howard đã biết được hậu quả đáng buồn của việc mở rộng thành phố một cách bừa bãi và ông cũng đưa ra một khái niệm hoàn toàn mới mẻ ''Thành phố vườn''.
Thành phố vườn do một thành phố trung tâm và sáu thành phố phụ khác cùng nhau tạo nên. Dân số của thành phố trung tâm khoảng 58.000 dân, của các thành phố phụ khác khoảng 32.000 dân. Thành phố trung tâm có sáu con đường giống như sáu tia phóng xạ hướng về bốn phía xung quanh và nối liền với bốn thành phố phụ. Trong mỗi một thành phố lại do một loạt các tâm hình tròn tạo nên, trung tâm là một công viên chiếm diện tích khoảng 20 hecta, bên ngoài bao xung quanh là các phòng hành chính, công cộng khác, mé ngoài nữa thì sắp xếp hệ thống các khu buôn bán... Từ đường giành cho buôn bán này cho ra đến ngoài xây dựng một con đường có bóng mát rộng 128 mét, trong đó có trường học, giáo đường, khu nhà ở... Vườn hoa và những mảng đất xanh với nét đẹp của riêng mình sẽ làm cho thành phố giống như một vườn hoa lớn, thành phố trung tâm và xung quanh nó đều nằm trên một vành đai xanh mướt.
Tuy nhiên một thế kỷ trở lại đây, ý tưởng “Thành phố vườn” của Howard vẫn chưa có bất kỳ thành phố nào thực hiện được vì sự toàn mỹ của nó có hơi xa rời thực tế. Nhưng phần thực tế của ý tưởng này cũng nhận được sự chú ý và quan tâm của nhiều người. Các chuyên gia kiến trúc còn đưa ra một ý tưởng cho kiến trúc thành phố gọi là ''Thành phố chặt chẽ tương lai'', trong đó vẫn có chút ít dáng dấp của ''Thành phố vườn''.
Trong mắt của các chuyên gia thì ''Thành phố chặt chẽ'' ở tương lai lại do rất nhiều các trung tâm hợp nên. Mỗi một trung tâm thì giống các thành phố vệ tinh trong ''Thành phố vườn'', các khu nhà ở, khu làm việc, khu thương nghiệp buôn bán, khu vui chơi giải trí và các hoa viên xanh... cũng tập hợp lại với nhau. Như vậy trong mỗi trung tâm, người dân chỉ cần đi bộ hoặc đi xe đạp là có thể mua đủ những thứ mình cần cho một ngày cũng như cho sinh hoạt hàng ngày, do đó có thể giảm đi một khối lượng lớn các chất khí thải do ô tô thải ra. Cùng với sự đầu tư không ngừng của các kỹ thuật mới, mô hình giao thông ở các thành phố trong tương lai sẽ được cải thiện đáng kể. Ngài Brian William của trung tâm chuyên về vấn đề nhà ở của Liên hợp quốc giới thiệu, ở rất nhiều quốc gia, các tuyến xe điện mà có khả năng chở một lượng khách lớn đang ngày càng phát huy tác dụng; Ngoài ra, trong tương lai còn xuất hiện một loại xe có thể đi trên cả đường sắt và đường quốc lộ, loại phương tiện này tập hợp các ưu điểm của tàu và của xe ô tô, nó sẽ làm cho giao thông giữa các thành phố, giữa các khu dân cư thực sự trở nên ''chặt chẽ''.
Thành phố chặt chẽ này sẽ tận dụng được tối đa các khoảng trống trong thành phố, đồng thời có thể giảm tối thiểu sự ỷ lại của người dân vào ô tô, do đó thực hiện được mục đích của chúng ta là giảm ô nhiễm bảo vệ môi trường.