TẠI SAO TRÊN TÀU HOẢ LẠI KHÔNG NGHE ĐƯỢC RADIO
MÀ LẠI CÓ THỂ GỌI ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG?
Những người đã từng đi tàu hoả đều có kinh nghiệm sau: Nếu trên tàu mà cầm cái đài bán dẫn, dù có điều chỉnh phương hướng thế nào đi nữa thì cũng không thể nghe rõ các chương trình của đài, nhưng trên tàu mà gọi điện thoại di động thì lại không bị ảnh hưởng chút nào. Đài radio và điện thoại di động đều truyền tín hiệu dựa vào sóng vô tuyến điện, tại sao trên tàu không bắt được sóng radio nhưng lại có thể gọi điện thoại di động?
Chúng ta đều biết, các toa tầu đều được chế tạo bằng kim loại. Sóng vô tuyến điện mà đài phát thanh phát sóng thuộc phạm vi sóng trung và sóng ngắn. Đặc tính truyền tải của sóng trung và sóng ngắn là: Có năng lực diễn xạ nhất định, có thể tiến hành thông tin ở những khoảng cách xa, nhưng khả năng xuyên rất kém, khi gặp phải kim loại như nhôm, sắt, thép... sẽ có thể bị ngăn trở. Vì vậy chiếc đài của hành khách sẽ không bao giờ thu được chương trình của đài phát thanh. Nhưng tần suất làm việc của điện thoại di động theo hình thức tổ ong, luôn ở đoạn tần trên 900 triệu Hz, phạm vi tần suất sóng điện từ của nó thuộc về đoạn tần siêu cao. Loại tín hiệu sóng điện này có khả năng diễn xạ kém, nhưng năng lực xuyên rất mạnh, nó có thể xuyên qua của sổ để vào trong tầu. Hơn nữa bán kính những khu vực nhỏ mà sóng điện từ của mạng điện thoại di động và trạm cơ sở đạt đến vài W, việc thực hiện nói chuyện bình thường trong phạm vi bán kính vài nghìn mét, đương nhiên không là vấn đề gì cả.