TẠI SAO TRUNG TÂM VĂN HÓA NGHỆ THUẬT POMPIDOU
ĐƯỢC XÂY DỰNG GIỐNG NHƯ MỘT CÔNG TRƯỜNG?
Trung tâm văn hoá nghệ thuật Pompidou xây dựng năm 1977 đặt tại quảng trường trung tâm thành phố Paris Pháp, diện tích là 100.000 m2 với sáu tầng trên mặt đất và bốn tầng ngầm. Trong kiến trúc này có viện bảo tàng nghệ thuật hiện đại, thư viện công cộng, trung tâm thiết kế nghệ thuật và công nghiệp, trung tâm nghiên cứu âm nhạc và thanh học, khu dạ hội, quán ăn..., trên quảng trường còn có chợ hoa, rạp xiếc ngựa và những hành lang trưng bày tranh ảnh. Chính vì thế, nơi đây được coi là khu du lịch quan trọng của thủ đô Paris.
Những người đã từng bước chân và đều có một ấn tượng rất sâu sắc trước phong cách kiến trúc của nó: Nó giống như một công trường rộng lớn, mỗi tầng rộng 48m, dài 168m, không gian lớn bằng hai sân bóng đá nhưng ở giữa lại chẳng có lấy một chiếc cột nào. ''Pompidou'' chủ yếu được tạo thành bởi gang thép và kính thuỷ tinh, các cột và giá đỡ, tuyến cáp đều được bố trí ở bên ngoài, không một chút che giấu, mà để ngăn cách chúng, người ta còn sử dụng sơn bằng những màu mạnh; Những cầu thang tự động thiết kế bằng kính không ngừng qua lại khiến cho du khách ở bên trong toà nhà vẫn có thể nhìn thấy bầu trời xanh cũng như mọi hoạt động của tầng nhà.
Khu trung tâm của Paris có rất ít những kiến trúc hiện đại cao lớn, chỉ là những tầng thấp với phong cách kiến trúc cổ điển đẹp đẽ. Trong không gian nghệ thuật như thế, phong cách đặc biệt của Pompidou hiện lên nổi bật thu hút người xem, rất mạnh mẽ hùng vĩ. Không giống với các trung tâm văn hoá nghệ thuật truyền thống, khi cần tổ chức triển lãm trong Pompidou mới tuỳ theo yêu cầu mà bố trí các tấm ngăn và khung đỡ; Trong phòng triển lãm không có các đường tham quan cố định, thư viện cũng có thể mở rộng; Trong nhau trêu đùa, có thể họp hành, ngồi uống cà phê, các cầu thang tự động đón trả khách... Thảo nào có người đã gọi nó là ''Chợ văn hoá''.
Mô hình thiết kế của Pompidou được hình thành từ 681 bản thiết kế trọng cuộc thi quốc tế, do hai kiến trúc sư trẻ là Piano người Italia và Roger người Anh cùng nhau hoàn thành. Họ cho rằng công trình kiến trúc phải giống như thành phố, là một cái khung linh hoạt và có thể thay đổi được, con người trong đó có thể được tự do làm việc tuỳ ý mình mà tự do và biến đổi chính là tính nghệ thuật của kiến trúc... Khối kiến trúc này vừa giống một con tàu chở hàng lại vừa giống một đồ giải, con người có thể hiểu nó, vẻ bề ngoài và ''nội tâm'' của nó được hiện ra một cách rõ rệt.
Do đó, có người tỏ ra không đồng ý bởi vì ý tưởng của nó đối lập với kiểu kiến trúc truyền thống nên họ kịch liệt phản đối, nhưng người ủng hộ cũng rất nhiều. Nhưng dù cho thế nào, sau khi Pompidou được khánh thành đã thu hút được rất đông người xem, và sự rầm rộ của nó còn vượt cả lễ mừng của tháp Epfen. Mọi người thường đứng trong những thang máy di động xem những trò biểu diễn của đám xiếc thú, nhiều người lại coi nơi này là nơi mở rộng tầm mắt và vui chơi giải trí.
Một công trình kiến trúc nữa cũng giống với Pompidou được đặt tại toà nhà trung tâm hội nghị quốc tế ở Beclin. Phong cách của loại kiến trúc này được gọi là ''Phái kỹ thuật cao'', ý tưởng thiết kế của nó chính là bước đột phá biểu hiện ở tính trọng yếu của kỹ thuật và ngành công nghiệp hiện đại và kiểu cách của kiến trúc được thể hiện đầy đủ rõ nét.