Tài liệu: Tại sao trong thông tin di động lại dùng mạng tổ ong?

Tài liệu
Tại sao trong thông tin di động lại dùng mạng tổ ong?

Nội dung

TẠI SAO TRONG THÔNG TIN DI ĐỘNG LẠI DÙNG MẠNG TỔ ONG?

 

Điện thoại di động, máy nhắn tin... các công cụ thông tin vô tuyến đều là các thiết bị sử dụng trong quá trình thực hiện thông tin di động, loại hình thông tin này được gọi là thông tin di động.

Thông tin di động là loại thông tin được truyền đi nhờ vào sóng điện từ, nơi mà sóng điện từ truyền tới được gọi là vùng phủ sóng vô tuyến. Điện thoại di động hoặc các thiết bị thông tin di động khác chỉ cần nằm trong vùng phủ sóng là có thể tiến hành truyền tin. Thông thường, vùng phủ sóng vô tuyến của thông tin di động và các vùng lớn nhỏ của thành phố luôn khớp nhau. Vậy muốn cho diện tích phủ sóng rộng thì phải lựa chọn vùng phủ sóng có hình dáng như thế nào?

Thông tin di động là loại thông tin được truyền đi nhờ vào sóng điện từ. Sóng vô tuyến điện là loại tín hiệu phát xạ theo bốn hướng vô tuyến thông qua tổng đài ở mặt đất, vùng phủ sóng là một vòng tròn. Mấy năm gần đây, số người sử dụng điện thoại di động không ngừng gia tăng, mà nguồn tần số lại có hạn. Để tận dụng tối đa tần số vô tuyến, các chuyên gia thông tin của phòng thí nghiệm... Mỹ đã đưa ra kiến nghị thành lập hệ thống điện thoại di động hình tổ ong. Tại sao phải phân các khu vực vô tuyến nhỏ thành dạng tổ ong?

Trong tự nhiên ta phát hiện ra một hiện tượng thú vị: Tổ ong mật do rất nhiều các ''ngôi nhà'' hình lục giác cấu tạo nên. Cấu trúc này của tổ ong là cho các nhà khoa học chú ý đến. Phân tích cho thấy, cấu tạo hình lục giác chiếm phần lớn trong không gian, có khả năng tận dụng nguyên liệu một cách hiệu quả nhất.

Thế là người ta đem ứng dụng dạng cấu trúc này cho vùng phủ sóng vô tuyến. Tổng đài dưới mặt đất của điện thoại dùng đường truyền vô tuyến nhiều hướng, hình dáng bao phủ là hình tròn, tất nhiên sẽ xuất hiện hiện tượng khe hở hoặc trùng lặp. Nếu như lần lượt đem các hình đa giác to nhỏ khác nhau, hình quả trám, hình tam giác, hình lục giác... xếp vào trong một mặt phẳng, bạn sẽ thấy rằng chỉ có hình lục giác đều, hình tam giác đều và hình vuông là có thể không sinh ra khe hở hoặc trùng lặp. Trên thực tế, mỗi một khu vực nhỏ có khu vực phủ sóng là một hình tròn bên trong có nhiều đường nối. Nếu một khu vực nhỏ chọn dùng hình tam giác đều, thì phần trùng lặp giữa hai khu vực gần nhau quá lớn, hình vuông thì tốt hơn một chút, trùng lặp ít nhất vẫn là hình lục giác đều.

Do vậy, chọn dùng hình lục giác đều có thể làm khu vực phủ sóng nhỏ có diện tích sóng vô tuyến điện lớn nhất, số tiểu khu cần khu vực phục vụ của cùng một diện tích phủ sóng nhỏ nhất, như vậy thì có thể tiếp kiệm phí đầu tư xây dựng, mà chỉ cần tiến hành điều khiển cường độ sóng vô tuyến điện phát xạ, hạn chế nó trong một khu vực nhỏ là được. Đồng thời, trong những khu vực nhỏ gần nhau, chọn dùng tần suất khác nhau để nói chuyện thì có thể tránh được nhiễu. Như vậy, các khu vực nhỏ cách nhau một khoảng cách nhất định thì có thể dùng một tần suất giống nhau, tần suất có thể sử dụng trùng lặp, từ đó giải quyết được vấn đề khó khăn về thiếu nguồn tần suất. Do vậy trong thông tin di động, sử dụng tiểu khu vô tuyến điện hình lục giác đều tương hỗ với toàn bộ khu phục vụ phủ sóng lân cận là phương án tối ưu nhất.

Hình dạng của khu vực phủ sóng vô tuyến điện hình lục giác như hình tổ ong, tiểu khu vô tuyến điện kiểu tổ ong và mạng lưới điện thoại di động kiểu tổ ong do đó mà có tên như vậy.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/211-26-633372129577858750/Cong-nghe-thong-tin/Tai-sao-trong-thong-ti...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận