Tài liệu: Lắp đặt kính thiên văn

Tài liệu
Lắp đặt kính thiên văn

Nội dung

LẮP ĐẶT KÍNH THIÊN VĂN

 

Lắp đặt kính thiên văn phải đáp ứng yêu cầu sao cho kính thiên văn có thể quay xung quanh hai trục vuông góc với nhau. Điều này sẽ cho phép hướng kính thiên văn lên bất kỳ một vùng nào trên bầu trời và có thể theo dõi chuyển động ngày đêm (nhật động) của các thiên thể.

1)      Lắp đặt kính theo kiểu phương vĩ (kinh vĩ)

Một trục sẽ hướng lên thiên đỉnh còn trục kia nằm trong mặt phẳng ngang. Những kính thiên văn xách tay nhẹ nhàng thường được lắp theo kiểu này. Còn gọi là lắp đặt ngang.

2)      Lắp đặt thị sai theo kiểu Đức.

Trục chính được lắp theo thiên cực và xoay trên hai ổ đỡ. Ống ngắm được hướng dọc theo một bên của cột giá đỡ, còn phía bên kia có đối trọng. Ưu điểm: để quan sát nhật động của sao thì kính thiên văn chỉ cần quay xung quanh một trục chính. Cách lắp này rất phổ biến đối với loại kính thiên văn cỡ trung bình. Lắp đặt thị sai còn được gọi là lắp đặt theo xích đạo.

3)      Lắp đặt thị sai theo kiểu Anh.

Trục chính hướng theo thiên cực được lắp đặt trên hai cột đỡ, hoặc thay trục đó bằng một khung. Cách lắp như thế này tạo cho cấu trúc của kính thiên văn được chắc chắn mà không cần đối trọng và kiểu này thích hợp với loại kính thiên văn cỡ lớn. Nhược điểm: cấu trúc như vậy không thể hướng kính thiên văn về phía vùng cực của bầu trời.

4)      Lắp đặt theo kiểu nỉa (kiểu Mỹ).

Trục của nỉa (còn gọi là phuốc sét hoặc dĩa) được hướng về phía thiên cực. Toàn bộ kính thiên văn được lắp trên một cột và không cần đối trọng.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/450-02-633329694720243750/Nhung-dac-tinh-quang-hoc-cua-kinh-thien-va...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận