Tài liệu: Liên xô tan rã

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Năm 1985, Mikhail Gorbachev trở thành Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản và một kỷ nguyên mới bắt đầu.
Liên xô tan rã

Nội dung

Liên Xô tan rã

Năm 1985, Mikhail Gorbachev trở thành Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản và một kỷ nguyên mới bắt đầu.

Cải tổ kinh tế

Gorbachev đã đề ra đường lối công khai hoá (Glasnost) và cải tổ Perestroika. Những chính sách quan trọng này đã buộc Liên Xô phải đối mặt trước hàng loạt vấn đề về kinh tế, môi trường và xã hội của mình.

Xô viết tối cao khóa mới được thành lập vào năm 1988. Hầu hết các đại biểu Xô viết tối cao đều được nhân dân bầu trực tiếp, mang ý nghĩa tự do chính trị.

Sự kết thúc của Liên Xô

Ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Âu đã suy giảm, đỉnh cao cuối cùng của Liên Xô là sự kiện diễn ra vào tháng 11 năm 1989 khi bức tường Berlin, một biểu tượng của sự phân chia hai miền Đông và Tây nước Đức sụp đổ. Không chỉ có hai miền Đông và Tây nước Đức thống nhất mà cả cuộc Chiến tranh lạnh cũng thực sự chấm dứt.

Sự thay đổi cũng lan khắp Liên Xô. Những nước cộng hòa như Lítva đã dấy lên phong trào đòi độc lập và, vào tháng 6 nam 1991, Boris Yeltsin trở thành Tổng thống của nước Cộng hòa Nga.

Tháng 12, Yeltsin đã có cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo của hai nước Belarus và Ukraina để thảo luận về tương lai. Các nhà lãnh đạo này tuyên bố rằng, Liên Xô không còn tồn tại và tuyên bố thành lập khối thịnh vượng chung gồm các quốc gia độc lập (gọi tắt và SNG), một khối liên minh giữa tất cả các nước độc lập mới tách từ Liên Xô. Gorbachev giờ không còn là Tổng thống của bất kỳ nước nào trong liên minh cũ, và ông đã tuyên bố từ chức vào ngày 25 tháng 12. Boris Yeltsin trở thành nhà lãnh đạo quốc gia lớn nhất và hùng mạnh nhất - Liên bang Nga.

Từ Yeltsin đến Putin

Yeltsin khởi động tiến trình lập ra một nền kinh tế thông thoáng hơn ở nước Nga. Điều này liên quan đến việc tư hữu hóa các doanh nghiệp nhà nước, nhà ở, đất đai, nông nghiệp và cho phép thị trường tự quyết định giá chứ không còn do nhà nước quản lý như trước đây. Rất nhiều ngành công nghiệp quốc doanh được giao lại cho số ít cá nhân, nhưng sau này trở thành các nhà doanh nghiệp kếch xù và giữ các vị trí chủ chốt trong nền kinh tế. Tuy nhiên, nền kinh tế mới cũng đã nảy sinh các vấn đề: vô gia cư, lạm phát, tội phạm có tổ chức và tham nhũng.

 

Xung đột quốc tế

Lãnh thổ Chechnya có vai trò chiến lược quan trọng đối với nước Nga, vì đường ống dẫn dầu từ biển Caspi phải đi qua Chechnya rồi mới đến Nga. Chechnya được coi là mối đe dọa vì một số lý do. Chechnya là một nước cộng hòa nằm ở khu vực Capca, có dân số chủ yếu là người Hồi giáo. Cuộc xung đột ở Chechnya trong những năm 1990 đã bị chỉ trích nhiều. Đến năm 1997, ít nhất đã có 25.000 người phải bỏ mạng trong các cuộc đụng độ.

Quyền lực của Yeltsin bắt đầu suy giảm. Thông tin đại chúng thường mô tả ông như một kẻ nát rượu, mắc chứng hoang tưởng và vô dụng. Trong một động thái gây bất ngờ, ông đã từ chức Tổng thống của mình vào cuối năm 1999, và Thủ tướng Vladimir Putin đã trở thành Tổng thống Nga vào năm 2000.

Ông Putin đã giành được đông đảo sự ủng hộ ở Nga. Nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, nhờ vào việc xuất khẩu nhiều dầu và khí. Tổng thống Putin kiên quyết trừng trị tội phạm và bạo lực mặc dù chưa mấy hiệu quả. Ông Putin cũng có lập trường không khoan nhượng với các nhóm khủng bố duy trì cuộc chiến tranh ở Chechnya.

Vụ các phần tử Chechnya ly khai chiếm nhà hát ở Matxcơva

Ngày 23 tháng 10 năm 2002, 40 ngươi Chechnya thuộc các phần tử ly khai đã  mang theo chất nổ, đột chiếm một nhà hát ở Matxcơva trong khi đang giờ công diễn. Hơn 800 khán giả đã bị bắt làm con tin trước yêu sách chấm dứt chiến tranh với Chechnya của đám phần tử nổi loạn này.

Những cuộc đàm phán kéo dài suốt ba ngày, trước khi lực lượng đặc nhiệm của Nga tấn công tòa nhà và phun hơi đặc. Toàn bộ những kẻ nổi loạn đã bị giết chết, tuy nhiên 129 con tin cũng thiệt mạng, gây bất bình trong công chúng.

Truyền hình Nga đưa tin những kẻ ly khai chechnya mang thuốc nổ đang ở trong nhà hát.


 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1105-02-633547606012196250/Lich-su-day-bien-dong/Lien-xo-tan-ra.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận