LỊCH ÂM VÀ LỊCH DƯƠNG CÓ NGUỒN GỐC THẾ NÀO?
Các quốc gia và các dân tộc trên thế giới sử dụng rất nhiều phương pháp tính lịch, nhưng chủ yếu có thể quy thành ba loại: lịch đương, lịch âm, lịch Âm Dương. Nông lịch mà Trung Quốc đang sử dụng có người gọi nhầm là lịch âm. Thực ra đó là lịch Âm Dương chứ không phải là lịch Âm.
Lịch dương, thấy tên nghĩ đến nghĩa, được tính theo mặt trời, chính là lấy thời gian trái đất quay một vòng xung quanh mặt trời làm đơn vị đo thời gian. Thời gian trái đất tự quay một vòng là 365,2422 ngày, cũng chính là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây, để tiện sử dụng, thường lấy 365 ngày làm một năm. Đây chính là một năm lịch dương.
Trong 365 ngày, mặt trăng biến đổi tròn khuyết 12 lần, do đó một năm được chia ra 12 tháng: Không có cách nào chia đều 365 ngày cho 12 tháng nên người ta dùng tháng đủ và tháng thiếu để sắp xếp. Tháng đủ có 31 ngày, tháng thiếu có 30 ngày, tháng 2 cũng là tháng thiếu nhưng chỉ có 28 ngày. Đem cộng 12 tháng này lại, ta được một năm là 365 ngày.
Lịch Âm được tính dựa theo mặt trăng. Sự biến đổi khi tròn khi khuyết của mặt trăng rất có quy luật, bình quân cứ 29,53 ngày biến đổi một lần, người ta lấy quãng thời gian này làm đơn vị tính thời gian gọi là tháng, tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày. Do trong chu kỳ biến đổi từ ngày lạnh sang ngày nóng và lại đến ngày lạnh, mặt trăng biến đổi tròn khuyết hơn 12 lần. Do đó, lấy 12 tháng (tháng âm lịch) làm một năm năm âm lịch. Một năm có 354 ngày hoặc 355 ngày, đó chính là lịch âm. Trong thời kỳ cổ đại, Trung Quốc và Ai Cập là nước sử dụng cách tính lịch âm sớm nhất.
Thời tiết biến đổi nóng lạnh một vòng là 365 ngày, mà một năm lịch âm chỉ có 354 ngày hoặc 355 ngày. Một năm chênh lệch 10 hoặc 11 ngày, vậy trong 3 năm sẽ là hơn một tháng. Để cho cách tính lịch phù hợp với chu kỳ biến đổi lạnh nóng của thời tiết thì tăng thêm một tháng vào năm thứ 3, vậy năm này sẽ có 13 tháng, tháng cộng thêm gọi là tháng nhuận. Như vậy một năm có 384 hoặc 385 ngày. 3000 năm trước, vào thời Ân ở Trung Quốc đã có tên gọi cho tháng 13. Đến 2600 năm trước, con người lại tiến một bước sử dụng cách tính lịch ''19 năm thì nhuận tháng 7 một lần'' để tính tháng nhuận. Đó chính là ''nông lịch'' mà chúng ta dùng hiện nay. Dùng cách sắp xếp tháng nhuận để làm cho cách tính Nông lịch thích ứng với chu kỳ biến đổi của thời tiết, cũng giống như việc kết hợp lịch âm và lịch dương. Cách tính lịch như vậy không chỉ là lịch âm thuần tuý mà là lịch âm dương kết hợp.