Tài liệu: Malaysia - Bán đảo Malaysia

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Vườn quốc gia Taman Nêgara là vườn quốc gia lớn nhất bán đảo Malaysia. Khu vườn này được đánh giá là một trong những công trình kiến trúc độc đáo và thu hút nhiều khách du lịch nhất châu Á.\r\n
Malaysia - Bán đảo Malaysia

Nội dung

Bán đảo Malaysia

Vườn quốc gia Taman Nêgara

Vườn quốc gia Taman Nêgara là vườn quốc gia lớn nhất bán đảo Malaysia. Khu vườn này được đánh giá là một trong những công trình kiến trúc độc đáo và thu hút nhiều khách du lịch nhất châu Á.

Khách từ thủ đô Kuala Lumpur có thể đi xe ca tới đó theo đường Giêrantút tới Kuala Tembơlinh. Từ đó đi thuyền mất ba tiếng ngược dòng lên Kuala Tahan, tới trung tâm của Vườn quốc gia. Vườn có vài cánh rừng nhiệt đới cổ nhất thế giới. Nhiều loại vật hoang dã to có, nhỏ có, sống trong vườn, gồm cả lợn rừng châu Mỹ, hươu Ấn Độ.

Chim và bướm ở đây cũng rất nhiều. Sông, hồ ở trong vườn đầy những cá. Có tới ba trăm loài cá, phổ biến nhất là Kêla và Kêlaxa thuộc loài cá chép. Khách thăm quan có thể câu cá ở bờ sông, hay ngồi trên thuyền, chèo chậm.

Vườn còn có hang động đá vôi xưa và vẫn còn có cả thổ dân Gunung Tahan sinh sống. Núi cao nhất bán đảo Malaysia (2187 m) cũng nằm trong khu vực này. Muốn trèo lên đỉnh núi phải mất năm ngày. Gần đấy là ngọn núi Guling Ghenđang cao 590 m, đứng ở đây có thể nhìn toàn cảnh vườn quốc gia ở phía dưới.

Hồ Tasik Bera

Đây là hồ nước ngọt thiên nhiên lớn nhất vùng bán đảo Malaysia. Hồ nằm ở phía tây nam bang Pahang, ở giữa hai rặng núi của vùng bán đảo, dài 35 km và rộng 20 km. Hồ nằm giữa một vùng đất ẩm ướt hoang vu, xen quanh là những khu rừng đất thấp.

Bera có những thổ dân sinh sống ở vùng xung quanh. Nơi đây có một hệ thực vật và đời sống hoang dã là một hệ sinh thái là môi trường sống cho các loài động thực vật đa dạng và cho người dân Semelai. Hồ đóng vai trò quan trọng trong việc khống chế lũ lụt, điều tiết lượng nước và làm trong sạch nguồn nước nên đã được bảo vệ bằng văn kiện quốc tế là Hiệp định Ramsar được kí kết năm 1994. Chính quyền bang cũng đã thực hiện một kế hoạch để phát triển du lịch thiên nhiên ở đây.

Hồ là nơi lý tưởng cho các hoạt động thư giãn và thám hiểm. Nơi đây có hệ động thực vật phong phú với 328 loài hoa, 200 loài chim, 50 loài động vật có vú, báo, lợn lòi, khỉ sóc bay, vượn cáo... và hơn 95 loài cá trong đó có những loài hổ, heo vòi, voi và những loài thú có nguy cơ bị diệt chủng khác. Du khách đến đây có thể đi rừng, chèo thuyền, câu cá, đặc biệt là chèo thuyền vào các nhánh sông hoặc những con lạch để tìm các loại động thực vật hoang dã tại nơi đây.

Hồ Tasik Chini

Đây là một trong hai hồ nước thiên nhiên duy nhất của vùng bán đảo Malaysia, nằm cách thị trấn Kuantan, thủ phủ của Phang 100 km. Hồ Chini được hình thành tự nhiên từ một thung lũng của một con sông, là hồ nước thiên nhiên lớn thứ hai của Malaysia và bao gồm 12 hồ nhỏ.

Hồ rộng 4.800 ha, tuy nhiên kích thước của nó cũng thay đổi theo mùa. Hồ lớn nhất vào những tháng gió mùa, tức là từ tháng 10 đến tháng Giêng hàng năm. Hồ Tasik Chini vẫn còn nguyên sơ, hoàn toàn chưa có bàn tay con người can thiệp vào nên đây là nơi ở của hơn  144 loài cá và hơn 200 loài chim. Trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3, những loài chim di trú từ vùng phía bắc châu Á đến đây để tránh đông.

Hồ có một huyền thoại nổi tiếng nên đã thu hút được rất nhiều du khách. Truyền thuyết kể rằng xưa kia có một con rồng đã đến sống ở hồ để canh gác cho một thành phố bằng vàng đã mất tích trước kia toạ lạc ngay ở hồ. Người Jakun - một bộ tộc của người Orang Asli - người Malay nguyên thuỷ - sống quanh hồ tin rằng rắn Nga Seri Gumum là linh hồn và người canh gác cho hồ nước này.

Vẻ hoang sơ của hồ khiến nơi đây trở thành địa điểm lí tưởng để chụp ảnh và chơi những trò chơi thử thách như lái xe qua các khu rừng và đầm lầy. Ngoài ra, từ tháng 7 đến tháng Giêng, mặt hồ lại nở rộ những bông sen hồng và trắng, tương phản một cách nghệ thuật với những nụ hoa kèn xanh lục, càng làm tăng thêm vẻ đẹp cho hồ.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2719-02-633555296403281250/Du-lich/Ban-dao-Malaysia.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận