Tài liệu: Malaysia - Hệ thống giáo dục quốc gia

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nền giáo dục nói chung nằm dưới quyền hạn của Bộ Giáo dục. Bộ này có trách nhiệm quản lý hệ thống trường lớp từ cấp 1 đến đại học,
Malaysia - Hệ thống giáo dục quốc gia

Nội dung

HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC GIA

            Nền giáo dục nói chung nằm dưới quyền hạn của Bộ Giáo dục. Bộ này có trách nhiệm quản lý hệ thống trường lớp từ cấp 1 đến đại học, quy định chương trình, kiểm soát các cuộc thi cử và giám sát sự phát triển giáo dục trong nước.

            Giáo dục tiểu học ở Malaysia bao gồm 6 năm. Chương trình này có mục tiêu cung cấp nền tảng để trẻ thông thạo trong các kỹ năng đọc, viết và tính toán số học. Cuối chương trình học sinh sẽ thi kỳ thi Ujian Penilaian Sekolah Rendah (Kỳ thi Kiểm tra Bậc Tiểu học) (UPSR / PSAT). Bất luận bài thi trong kỳ PSAT ở mức nào, học sinh đều được đưa vào lớp Một của bậc trung học.

            Bậc trung học kế tiếp theo bậc tiểu học. Chương trình giáo dục trung học gọi là Kurikulum Bersepadu Sekolah Menengah (Chương trình Tích hợp Trung học) (KBSM /SSIC), được thiết kế theo nhu cầu của đất nước. Chương trình trung học này được chia thành 3 cấp: trung học cơ sở, trung học phổ thông và dự bị đại học.

            Cấp trung học cơ sở ở Malaysia nhằm cung cấp cho học sinh những kỹ năng cần thiết trong đời sống và trở thành những công dân có ích cho đất nước. Sau khi học hết 3 năm, học sinh sẽ thi kỳ thi quốc gia gọi là Penilaian Menengah Rendah (Kỳ thi Trung học Cơ sở) (PMR / LSA). Kết quả của kỳ thi tuyển này sẽ quyết định hướng học của học sinh đó ở cấp trung học phổ thông, chẳng hạn như học chuyên về khoa học, xã hội, kỹ thuật hay vào trường dạy nghề.

            Việc tuyển sinh vào trường trung học phổ thông sẽ do Bộ Giáo dục quyết định. Sau hai năm ở cấp trung học phổ thông, học sinh sẽ phải thi kỳ thi Sijil Pelajaran Malaysia (Kỳ thi Cấp Chứng chỉ Malaysia) (SPM / MCE), hoặc kỳ thi Sijil Pelajaran Malaysia Vokasional (Kỳ thi Cấp Chứng chỉ Chuyên nghiệp Malaysia) (SPMV / VMCE) nếu học sinh đó theo trường dạy nghề. Hai loại chứng chỉ này tương đương với kỳ thi cấp độ O của Đại học Cambridge.

            Những học sinh theo trường dạy nghề sẽ được học các môn chuyên nghiệp cùng với các môn phổ thông giống như ở trường phổ thông. Những học sinh đậu với kết quả cao có thể tiếp tục học lên các chương trình giáo dục cấp cao. Chương trình Đào tạo Kỹ năng là một chương trình tùy chọn. Học sinh theo chương trình này sẽ thi kỳ thi Peperiksaan Majlls Latihan Vokasional Kebangsaan Asas (MLVK) vào cuối năm thứ hai. Việc dạy nghề cho thanh niên là rất quan trọng đối với sự phát triển đất nước. Ngoài Bộ Giáo dục còn có một số bộ khác, cùng với các đơn vị nhà nước và tư nhân tham gia vào việc dạy nghề cho thanh niên để cung ứng lực lượng lao động cho các ngành công nghiệp.

            Chương trình dự bị đại học được chia thành hai nhóm: nhóm Cấp độ A và nhóm thi tuyển đại học. Việc theo học các chương trình này dựa trên cơ sở của kỳ thi SPM / SPMV. Đối với chương trình Cấp độ A, hướng học của học sinh sẽ là xã hội, khoa học hoặc kỹ thuật. Cuối chương trình học sinh sẽ tham dự kỳ thi Sijil Tinggt Pelajaran Malaysia (STPM) do Hội đồng Thi Malaysia tổ chức và được công nhận bởi Ban Đặc trách Anh Quác về Khảo thí Địa phương của Đại học Cambridge. Chứng chỉ tốt nghiệp của kỳ thi này được công nhận bởi hầu hết các trường đại học trên thế giới. Còn chương trình của nhóm thi tuyển đại học được tổ chức để vào học các trường đại học trong nước. Đây là chương trình một năm, do từng trường đại học chủ tổ chức. Học sinh tết nghiệp trong kỳ thi cuối chương trình sẽ được trường đại học chủ tương ứng tiếp nhận.

            Các kiến thức và kỹ năng học sinh sẽ được cung cấp tương ứng với từng bậc học như sau:

BẬC TIỂU HỌC

            Các kỹ năng đọc, viết và tính toán

            Kỹ năng suy nghĩ

            Các kỹ năng dự bị nghề nghiệp

            Các khái niệm cơ bản về khoa học

            Các trường Quốc gia:

            Tiếng Bahasa Malaysia là ngôn ngữ giảng dạy

            Tiếng Anh là môn bắt buộc

            Các thứ tiếng Quan thoại, Tamil và các thổ ngữ khác đều có cho học sinh tùy chọn

            Giáo dục Đạo đức/ Hồi giáo

            Các trường Quốc gia Dân tộc:

            Tiếng Quan thoại hoặc tiếng Tamil là ngôn ngữ giảng dạy

            Tiếng Bahasa Malaysia và tiếng Anh là các môn bắt buộc

            Giáo dục Đạo đức/ Hồi giáo

BẬC TRUNG HỌC

            Các trường Phổ thông:

            Cung cấp kiến thức và kỹ năng về xã hội và khoa học

            Các môn dạy nghề và các môn kỹ thuật cũng được đưa vào chương trình

            Các trường Tôn giáo Quốc gia:

            Cung cấp kiến thức và kỹ năng về các môn văn hóa

            Các môn bắt buộc: tiếng Ả Rập, Kinh Coran, Luật Xu na (Hồi giáo), giáo dục về Hồi giáo

            Các trường Kỹ thuật:

            Cung cấp kiến thức tổng quát và các môn về kỹ thuật & chuyên nghiệp

            Chuẩn bị cho học sinh để vào các chương trình kỹ thuật, chuyên nghiệp và khoa học

            Các trường dạy nghề:

            Cung cấp kiến thức tổng quát và kỹ năng chuyên nghiệp

            Chương trình đưa vào hai hướng: hướng chuyên nghiệp và hướng đào tạo kỹ năng

BẬC DỰ BỊ ĐẠI HỌC

            Chương trình Thi tuyển:

            Đáp ứng cho các yêu cầu thi vào các trường đại học địa phương

            Do từng trường cao đẳng hoặc đại học đảm trách

            Chương trình Cấp độ A:

            Cung cấp kiến thức, kỹ năng về các môn văn hóa, kỹ thuật và tôn giáo

            Do các trường trung học hoặc cao đẳng tổ chức

GIÁO DỤC CẤP CAO Ở MALAYSIA

            Các cơ sở giáo dục cấp cao Ở Malaysia tạo điều kiện để trang bị cho các cá nhân những kiến thức, kỹ năng và sự chuyên nghiệp hầu đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cần thiết để phát triển đất nước. Những cơ sở công và tư đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thỏa mãn những nhu cầu quốc gia. Ngoài hệ thống giáo dục công lập còn có cả một hệ thống trải rộng gồm những cơ sở tư thục từ cấp mẫu giáo đến đại học. Những cơ sở này hầu hết đều có các chương trình thi, đặc biệt là chương trình Sijil Tinggi Pelajaran Malaysia-STPM (tương đương với bằng A), và các chương trình chuyên nghiệp. Sự phát triển gần đây nhất là các chương trình kết hợp, trong đó một trường đại học trong nước sắp xếp với một trường đại học nước ngoài, cung cấp sự đào tạo ở giai đoạn đầu và đến giai đoạn sau sinh viên sẽ học ở nước ngoài.

            Các loại Cơ sở Giáo dục Cấp cao

            Vụ Giáo dục Cấp cao của Bộ Giáo dục sẽ hợp tác và điều hành những hoạt động của các cơ sở giáo dục cấp cao ở Malaysia, trong khi đó việc quản lý các trường kỹ thuật lại thuộc thẩm quyền của Vụ Giáo dục Kỹ thuật và Chuyên nghiệp. Các cơ sở giáo dục cấp cao có thể chia thành 3 loại: trường kỹ thuật, trường cao đẳng và trường đại học.

            Trường Kỹ thuật

            Các trường kỹ thuật được thành lập năm 1969 để đào tạo về kỹ thuật và thương mại cho các sinh viên theo hướng chuyên kỹ thuật hoặc hướng nghiệp. Học ở đây các sinh viên sẽ tốt nghiệp với chứng chỉ tốt nghiệp. Yêu cầu đầu vào cho các trường kỹ thuật là chứng chỉ SPM/SPMV hoặc tương đương. Thời gian học là hai hoặc ba năm. Hiện nay ở Malaysia có 6 trường kỹ thuật dạng này.

            Trường Cao đẳng

            Malaysia có 30 trường cao đẳng sư phạm. Ngoài ra có 2 trường cao đẳng là Institut Teknologi MARA (ITM) Kolej Tunku Abdul Rahman (KTAR), trong đó ITM được thành lập năm 1956 và KTAR thành lập năm 1969. Những trường cao đẳng này có các chương trình cấp chứng chỉ và các chương trình dự bị đại học, đặc biệt là trong các lĩnh vực thương mại, khoa học ứng dụng và kỹ thuật.

            Trường Đại học

            Những cơ sở giáo dục cấp cao loại này đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của Malaysia. Hiện nay Malaysia còn lệ thuộc khá nhiều vào các trường đại học nước ngoài, đặc biệt là các trường ở Vương quốc Anh, Mỹ, Úc và New Zealand, để cung cấp các chương trình giáo dục cấp cao cho sinh viên. Ngoài các cơ sở công lập còn có hơn 400 cơ sở, trung tâm, cao đẳng tư nhân có liên quan đến các hoạt động giáo dục cấp cao, và trong số này có 23 trường có chương trình liên kết với các trường đại học ở Vương quốc Anh, Mỹ, Canada, Úc và New Zealand. Việc thông qua các văn bản pháp luật gần đây là một phần chủ yếu của công cuộc cải cách giáo dục ở bậc giáo dục cấp cao.

            Việc Tổ chức Giáo dục Cấp cao

            Bộ Giáo dục đã thành lập các sở và các vụ để quản lý nền giáo dục nhà nước. Có các sở: Giáo dục Cấp cao, Dự bị Đại học, Tiểu học và Trung học, Giáo dục Tư thục, Giáo dục Đặc biệt, Giáo dục Kỹ thuật, và Giáo dục Phát triển Đạo đức và Tinh thần. Sở Giáo dục Cấp cao có chức năng phối hợp và giám sát các hoạt động của các trường đại học và cao đẳng công lập và tư thục. Trước năm 1996, hai đạo luật quy định cho các hoạt động giáo dục ở Malaysia, đó là Luật Giáo dục năm 1961 và Luật Đại học và Cao đẳng năm 1971. Hai đạo luật này sau đó đã được thay thế bởi hai đạo luật mới vào năm 1995. Với sự thông qua thêm hai đạo luật nữa vào đầu năm 1996 và một đạo luật vào cuối năm 1996, đến nay giáo dục ở Malaysia được quản trị bởi năm đạo luật.

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CỦA CÁC Cơ SỞ

            Mỗi cơ sở giáo dục cấp cao phải điều phối các chức năng quản trị của nó để phục vụ tốt nhất cho mục tiêu giáo dục. Cơ cấu tổ chức của các trường đại học thường giống nhau và được quy định trong Các Đạo luật Nhà nước. Hiệu trưởng là người điều hành chính trong một trường đại học, được phụ tá bởi ba hiệu phó: hiệu phó phát triển, hiệu phó học tập và hiệu phó sinh viên vụ. Cán bộ đào tạo là thư ký của nhà trường. Thủ thư là người đứng đầu thư viện và thủ quỹ chịu trách nhiệm về các vấn đề tiền bạc. Tất cả đội ngũ nhân viên của nhà trường đều được đào tạo tốt để thực hiện các nhiệm vụ quản trị của mình.

            Theo Đạo luật Đại học và Cao đẳng năm 1995, các tập thể lãnh đạo trong một trường đại học và Ban Quản trị và Ban Giám hiệu. Ban Quản trị điều hành các điều kiện và dịch vụ cho đội ngũ nhân viên, duy trì các phương tiện cho hoạt động của nhà trường và quản lý các vấn đề về tài chính. Ban Giám hiệu chịu trách nhiệm kiểm soát và chỉ đạo các chương trình học, các cuộc nghiên cứu, các kỳ thi và có thẩm quyền cấp phát các loại chứng chỉ, văn bằng.

CÁC LOẠI HÌNH GIÁO DỤC CẤP CAO

            Giáo dục Phi Đại học (Kỹ thuật/ Hướng nghiệp)

            Kỹ thuật và giáo dục hướng nghiệp được dạy trong các trường kỹ thuật, chẳng hạn như Học viện Công nghệ MARA, Cao đẳng Tunku Abdui Rahman và các trường sư phạm. Chương trình này kéo dài từ hai đến ba năm để sinh viên lấy chứng chỉ tốt nghiệp.

            Giáo dục Đại học

            Giáo dục Đại học Cấp Một: Văn bằng Cử nhân

            Chương trình lấy bằng Cử nhân kéo dài từ 3 đến 5 năm. Có các loại bằng: Cử nhân Cấp Một, Cử nhân Cấp Hai Cao Cấp Danh dự, Cử nhân Cấp Hai Cơ sở Danh dự, và Cử nhân Phổ thông. Trong các ngành Y khoa, Nha khoa, Thú y và Kiến trúc, văn bằng Cử nhân được cấp sau 5 hoặc 6 năm học tập.

            Giáo dục Đại học Cấp Hai: Văn bằng Cao học

            Văn bằng Cao học được cấp sau hai năm học tập. Sinh viên theo học phải có bằng Cử nhân Danh dự tối thiểu Cấp Hai và có khả năng theo đuổi việc học sâu vào một ngành hay một nhóm ngành đã chọn, cùng với khả năng thực hiện dự án. Đối với văn bằng Sau Đại học, yêu cầu đầu vào đối với sinh viên là bằng Cử nhân hoặc tương đương, cùng với kinh nghiệm được Ban Giám hiệu công nhận.

            Giáo dục Đại học Cấp Ba: Văn bằng Tiến sĩ

            Văn bằng Tiến sĩ được cấp sau ít nhất hai năm học tập và nghiên cứu. Yêu cầu tối thiểu đầu vào là văn bằng Cao học cấp cao và khả năng theo đuổi việc nghiên cứu trong lĩnh vực đã chọn. Ngoài ra, các ứng viên còn phải qua một kỳ thi vấn đáp, và trong một số trường hợp phải qua cả một kỳ thi viết nữa. Ngoài ra còn có văn bằng Tiến sĩ Cấp cao dành cho những đóng góp xuất sắc vào kiến thức, chẳng hạn như bằng Tiến sĩ Khoa học, Tiến sĩ Văn học, Tiến sĩ luật. Một số trường đại học cấp phát văn bằng Tiến sĩ cho các học giả dựa trên những tác phẩm đã xuất bản. Bằng Tiến sĩ Danh dự được cấp phát cho những người có đóng góp xuất sắc vào một lĩnh vực nào đó mà không cần theo học chương trình của nhà trường.

SƯ PHẠM

            Sư phạm Cấp Tiểu học

            Các giáo viên tiểu học được đào tạo trong thời gian hai năm rưỡi. Sinh viên vào học phải có chứng chỉ SPM. Sau khi tốt nghiệp sinh viên được cấp Chứng chỉ Sư phạm.

            Sư phạm Cấp Trung học

            Giáo viên trung học được đào tạo trong thời gian một năm sau đại học để lấy Chứng chỉ Giáo dục hoặc bằng Cử nhân Giáo dục trong các trường đại học công lập. Các trường cao đẳng sư phạm thì có chương trình ba năm để cấp Chứng chỉ Sư phạm.

            Sư phạm Cấp Cao

            Để được dạy tại Học viện Công nghệ MARA, các sinh viên phải có bằng cấp loại danh dự. Sau khi tết nghiệp bằng Cao học và bằng Tiến sĩ, các sinh viên sẽ được giảng dạy tại các cơ sở giáo dục cấp cao.

NHỮNG LOẠI HÌNH HỌC PHI TRUYỀN THỐNG

            Giáo dục Cấp cao Suốt đời

            Đây là loại hình học tập dành cho những người đã đi làm muốn nâng cao kỹ năng trong công việc. Sinh viên ra trường sẽ nhận chứng chỉ sau một hoặc hai năm học. Yêu cầu đầu vào và chứng chỉ SPM và với năm kinh nghiệm làm việc.

            Những Hình thức Không Chính quy khác

            Việc học không chính quy có các chương trình học ngoài trường của Đại học Khoa học, dành cho những người lớn đã đi làm cần học ngoài giờ. Có ba chương trình: Cử nhân Khoa học, Cử nhân Khoa học Xã hội và Cử nhân Văn chương.

CNIẾN LƯỢC GIÁO DỤC CỦA MALAVSIA

            Một hệ thống giáo dục nhậy bén với thị trường đang dần dần phát triển ở Malaysia. Các trường phổ thông và trường đại học đang tiến hành những thử thách của việc toàn cầu hóa bằng cách thay đổi không những chỉ trong nội dung chương trình mà quan trọng hơn là cách truyền đạt. Việc dạy và học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, việc học tập từ xa, học qua video và mạng internet đã được triển khai. Chính quyền ở đây đã tích cực để đạt được sự chuyển biến về cơ sở hạ tầng cho giáo dục nhằm hướng tới thiên niên kỷ mới bằng một xã hội tinh thông về khoa học và có sức cạnh tranh về kỹ thuật.

            Ở Malaysia người ta nói về triển vọng 2020. Đây không phải là tương lai qua cách nhìn của một cá nhân mà là một sự đáp ứng được chuẩn bị kỹ lưỡng đối với những thay đổi và phát triển toàn cầu. Sự phát triển của Malaysia đã đạt đến chỗ quan trọng có tính quyết định. Sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế đã đặt xã hội Malaysia ở ngưỡng cửa của sự thay đổi cơ bản, trước hết là một xã hội dựa trên thông tin và sau đó là một xã hội dựa trên kiến thức.

            Malaysia đã thực hiện một cơ cấu giáo dục nhằm xây dựng một đội ngũ con người được giáo dục cao, có kỹ năng và khả năng chuyên môn năng động. Nguồn vốn về con người của đất nước là quan trọng nhất trong các nguồn tài nguyên cho kinh tế và sự phát triển.

            Chính quyền đang tạo điều kiện cho những thay đổi và tìm kiếm những phương sách đổi mới nhằm mở rộng nền tảng giáo dục. Những chiến lược nhằm làm tăng trưởng và phát triển giáo dục trong Kế hoạch Malaysia Lần Thứ Bảy là bước khởi đầu quan trọng trong những khởi xướng của chính quyền những năm về trước. Sự kết hợp về giáo dục ở Malaysia giúp cho các thành phần tư nhân có thể đáp ứng được các nhu cầu về giáo dục cấp cao bằng cách tổ chức những khóa học lấy văn bằng, chứng chỉ.

            Nhà nước Malaysia đã đặt nền móng cho những thay đổi có tính cách mạng trong hệ thống giáo dục. Kể từ năm 1995, Bộ Giáo dục đã ban hành sáu văn bản về luật để biến Malaysia thành một trung tâm giáo dục của khu vực. Với cơ sở pháp lý hầu như đã hoàn thiện, hệ thống giáo dục đã được chuẩn bị cho một bước nhảy vọt để đem tới những thay đổi toàn diện cho các cơ sở giáo dục, giúp cho các cơ sở này có thể tổ chức những chương trình học bao quát hơn, có nhiều tùy chọn hơn cho sinh viên và, có sự quản lý tốt hơn, phương pháp dạy hay hơn và có sự gia tăng toàn bộ về công suất cũng như tiêu chuẩn.

            Để tận dụng những cơ hội của một thế giới không biên giới, những trường đại học nước ngoài đã được khuyến khích mở các chi nhánh ở Malaysia, nhưng chỉ những chi nhánh tốt mới được xét duyệt. Cùng lúc đó các trường tư thục cũng được cấp phép thành lập. Mối quan hệ năng động giữa chính quyền, các thành phần tư nhân và các đối tác nước ngoài chắc chắn sẽ giúp cho Malaysia đạt được mục tiêu của mình.

NHÂN TỐ GIÁO DỤC

            Giáo dục đã cung cấp một nền móng vững chắc để nhà nước xây dựng một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Á. Ngày nay điểm chính yếu là sử dụng giáo dục theo hướng biến Malaysia thành một trung tâm học thuật của khu vực và biến giáo dục thành một món hàng xuất khẩu chất lượng cao.

            Malaysia có một dân số trẻ và năng động cùng với tiềm lực mạnh mẽ trong việc tiếp thu những kiến thức và kỹ năng mới. Sự linh hoạt và khả năng thâm nhập công nghệ mới của họ sẽ giúp đưa đất nước của họ tiến lên phía trước trong công cuộc phát triển khoa học và công nghệ toàn cầu.

            Malaysia có tỉ lệ người biết chữ lên đến 93%, mụt trong những tỉ lệ cao nhất thế giới. Điều này phản ánh sự quan trọng của tinh thần cầu tiến, luôn tìm đến giáo dục và kiến thức, vốn là một đặc trưng thuộc về bản chất của người châu Á. Mặc dù không có cưỡng bách giáo dục, trên 99% những trẻ em sáu tuổi đều đến trường và có hơn 92% học sinh học lên trung học phổ thông.

NHỮNG NĂM THÁNG CÓ TÍNH QUYẾT ĐỊNH

            Nhà nước Malaysia cho học sinh được học 11 năm miễn phí, và 20,4% ngân sách quốc gia được dành cho giáo dục. Sự tối ưu đã đạt được qua một hệ thống được thiết kế kỹ lưỡng tạo sự linh hoạt cho các tiến thủ cá nhân. Điều này có thể thấy rõ qua hệ thống các trường mẫu giáo. Nhưng các trường tiểu học và trung học cũng được cơ cấu rất tốt, với một chương trình học giúp các học sinh có thể thu lượm được những kiến thức và kỹ năng cơ bản.

            Một chương trình hai năm chuẩn bị cho học sinh vào các trường đại học trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên học sinh cũng có thể ghi danh vào các chương trình thi tuyển của một số trường cao đẳng và đại học. Ngoài ra, học sinh cũng có thể chọn theo học các chương trình cấp chứng chỉ tại các trường cao đẳng kỹ thuật và dạy nghề.

            Có nhiều trường đại học tư thục giúp cho sinh viên có thể chọn hoặc chương trình Malaysia hoặc chương trình nước ngoài. Số lượng những trường tư thục này ngày càng nhiều vì chúng giúp cho các sinh viên linh hoạt hơn trong việc chọn lựa. Họ có thể chọn học theo hướng quốc gia hoặc theo hướng nước ngoài ở bất kỳ thời điểm học nào.

MẪU GIÁO

            Trẻ em thông thường bắt đầu việc giáo dục của chúng ở cấp độ mẫu giáo, ở lứa tuổi từ bốn đến năm tuổi. Các trường mẫu giáo được mở khắp nước bởi nhà nước hay những cơ sở phi nhà nước hoặc tư nhân. Theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục, việc dạy ở các trường mẫu giáo cần có sự linh hoạt cao độ. Các trường này cần tổ chức một môi trường an toàn và đầy tính kích thích để chuẩn bị cho các học sinh vào học năm đầu tiên tại trường phổ thông.

TIỂU HỌC

            Giáo dục cấp tiểu học bắt đầu từ năm 6 tuổi và có thể hoàn tất trong vòng từ 5 tới 7 năm. Nhạy cảm với tình hình dân số có nhiều sắc tộc, Malaysia đã tổ chức hai loại trường: Trường Quốc gia và Trường Quốc gia Dân tộc. Ở cấp độ này, trọng tâm được nhắm vào các kỹ năng đọc và viết, cùng với việc xây dựng cơ sở cho toán và khoa học. Hai kỳ thi kiểm tra  ở năm thứ ba và năm thứ sáu được tổ chức để đánh giá quá trình học tập của học sinh. Những học sinh xuất sắc ở năm thứ ba có thể được chọn để vào học thẳng năm thứ năm.

TRUNG HỌC

            Trường trung học có chương trình giáo dục toàn diện. Chương trình học bao gồm dải rộng các môn học từ văn chương đến khoa học cũng như các bộ môn hướng nghiệp và kỹ thuật, cung cấp cho học sinh một nền tảng cơ bản và phương pháp thiết thực để học tập.

            Sau khi thi kỳ thi Trung học Cơ sở (PMR) ở năm thứ ba, học sinh sẽ tiếp cận với các lĩnh vực chuyên ngành hơn ở cấp trung học phổ thông. Sau khi học hết cấp trung học phổ thông, học sinh sẽ thi kỳ thi cấp Chứng chỉ Giáo dục Malaysia (SPM). Ở cấp trung học phổ thông, nhiều trường kỹ thuật và dạy nghề đã được thành lập để cung ứng một nền giáo dục hướng kỹ thuật và các kỹ năng trước khi vào nghề. Một số trường trung học có chương trình cấp Chứng chỉ Trung học Malaysia (STPM), chuẩn bị cho học sinh vào các trường đại học quốc gia, cao đẳng và sư phạm.

GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT

            Những trẻ em thiểu năng có một vị trí đặc biệt trong đời sống cộng đồng Malaysia. Những trẻ có vấn đề về thị giác hoặc thính giác và những trẻ bị khó khăn trong học tập vẫn được đưa vào hệ thống chính quy của các nhà trường. Hiện nay có 283 trường trong cả nước đã được trang bị cả lực lượng giảng dạy lẫn trang thiết bị để hội nhập những trẻ em này vào hệ thống giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, những trẻ cần sự săn sóc đặc biệt hơn sẽ vào một trong số 31 trường đặc biệt.

MÀI GIŨA SỨC CẠNH TRANH

            Các ngành như chế tạo chính xác, công nghệ sinh học, điện tử, công nghệ thông tin và năng lượng là những lĩnh vực mà Malaysia đang xây dựng cho nó những lợi thế. Những lĩnh vực này sẽ cần đến sự hỗ trợ của một đội ngũ giàu kỹ năng trong thập kỷ thi. Ở cấp độ sau trung học, các trường cao đẳng bách khoa và kỹ thuật đã đào tạo được những người Malaysia trẻ có sức cạnh tranh cao về kỹ thuật. Những nỗ lực này, với sự hỗ trợ của các bộ khác và các cơ quan khác trong chính quyền, đang phát triển những kỹ năng và sự tinh xảo cần thiết cho thị trường.

CÁC TRƯỜNG QUỐC TẾ

            Sự năng động về kinh tế của Malaysia, sự ổn định về chính trị và xã hội và môi trường sống thuận lợi đã thu ,hút một cộng đồng lớn người nước ngoài tới đây. Những nhà đầu tư, các doanh nhân và các nhà chuyên môn đã coi đất nước này là ngôi nhà lưu trú và mang theo gia đình của họ. Để đáp ứng cho nhu cầu về những hệ thống giáo dục khác nhau này, Bộ Giáo dục đã cho thành lập 40 trường quốc tế chất lượng cao. Tất cả những trẻ em vốn quen với các hệ thống giáo dục của Anh, Mỹ, Nhật, Đức, Đài Loan, Indonesia và Ả Rập Saudi đều có thể tiếp tục việc học của chúng ở Malaysia.

ĐẠI HỌC

            Vì giáo dục ngày càng mang tính chất quốc tế hơn, các trường đại học ở Malaysia cũng ngày càng trở nên hiện đại hơn. Mỗi trường phát triển một thế cạnh tranh riêng của mình, tự đặt mình vào trung tâm của sự vượt trội đã được chọn lọc. Các chương trình giáo dục được định hình theo các lực lượng chi phối thị trường. Chương trình học được thiết kế theo theo nhu cầu xã hội và đủ nhậy cảm đối với những thay đổi trong môi trường toàn cầu.

            Người ta nhận ra rằng khả năng nắm bắt công nghệ của một quốc gia, khả năng quản lý các hệ thống phức tạp và khả năng đổi mới sẽ đánh dấu sự khác nhau giữa những quốc gia thành công và những quốc gia chỉ trang bị những kỹ năng xưa cũ. Các trường đại học ở Malaysia đang hướng tới những thử thách của một trật tự thế giới mới, trong đó châu Á đóng một vai trò quan trọng.

            Trường đại học đầu tiên của Malaysia và Đại học Malaya, thành lập năm 1949 ở Singapore. Ngày nay có nhiều trường đại học công lập và tư thục ra đời. Hiện nay, những trường này đáp ứng cho nhu cầu của 16,6% số người trong tuổi vào đại học. Mục tiêu của nhà nước và đạt được tỉ lệ 40% số người trong lứa tuổi vào các trường đại học.

SƯ PHẠM

            Bộ Giáo dục đã đặt các giáo viên ở cả trường phổ thông lẫn trường đại học vào trung tâm của những nỗ lực nhằm đạt được những chuẩn mực cao nhất về giáo dục. Chương trình học và các tùy chọn về nghề nghiệp đã được thiết kế để cung cấp cho Malaysia một đội ngũ những nhà giáo dục được trang bị đầy đủ ngõ hầu biến Malaysia thành một trung tâm giáo dục của khu vực. Những nhà giáo dục này không những chỉ có trách nhiệm trang bị cho mọi người những kỹ năng cụ thể, mà còn trang bị cho họ một sức cạnh tranh cơ bản và sự tự tin để tiếp tục học tập. Họ đã được giao sứ mệnh đào tạo những công nhân có kiến thức, với khả năng không những chỉ là tiếp thu và nắm bắt các công nghệ mới, mà còn có khả năng đổi mới và quản lý sự thay đổi. Học viện Aminuddin Baki chẳng hạn, một học viện quản lý giáo dục, đã đào tạo những hiệu trưởng, những nhà giám sát giáo dục, các giáo viên và đội ngũ nhà trường cho nhu cầu trong nước và cả các nước trong khu vực.

XÂY DỰNG KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CHO THẾ KỶ 21

            Xây dựng Chất lượng và Chuẩn mực

            Trong thế kỷ 21, một thanh niên khi đi làm sẽ không cần được đánh giá nhiều lắm về kiến thức và kỹ năng, mà sẽ được đánh giá về cách suy nghĩ, sáng tạo và phương pháp học tập. Hệ thống các trường đại học được trông đợi làm cầu nối cho sự chuyển đổi từ một xã hội dựa trên thông tin sang một xã hội dựa trên kiến thức. Từ đó Malaysia đã trang bị cho sinh viên những kỹ năng để tận dụng các cơ hội của một thế giới ngày càng kết nối với nhau một cách thuận tiện hơn.

            Các cơ sở giáo dục cấp cao của Malaysia đang tiếp tục tăng cường về chuẩn mực giảng dạy cũng như nội dung chương trình để lấy chất lượng làm trung tâm cho hệ thống giáo dục trong cả nước. Mục tiêu là cung ứng các cơ hội học tập với chi phí hợp lý và chất lượng cao. Sự liên kết chiến lược giữa các trường đại học Malaysia và các trường đại học được chọn lọc của nước ngoài đã quốc tế hóa đặc điểm và nội dung chương trình của các cơ sở giáo dục nội địa.

            Các trường đại học cả công lẫn tư cùng với các trường cao đẳng đều tập trung vào mục đích làm cho sinh viên tốt nghiệp có việc làm ngay. Điều này được thiết kế trong sự hợp tác với các cơ sở giáo dục nổi tiếng nhất thế giới:

            Ban Uy tín Quốc gia trực thuộc Bộ Giáo dục đã đưa ra những chính sách về chất lượng chương trình và uy tín của các loại chứng chỉ bằng cấp cho các trường đại học công lập  và tư thục Bao gồm 10 học giả được tuyển chọn từ nhiều trường đại học công lập khác nhau. Điều này giúp cho việc đánh giá sinh viên qua các loại chứng chỉ và bằng cấp được chính xác hơn. Ban này đảm bảo duy trì các chuẩn mực về học thuật, chất lượng và sự kiểm soát.

            Thuận lợi về Công nghệ Thông tin

            Khoa học và kỹ thuật, thương mại và công nghệ và ngay cả văn chương lẫn nhân văn học, tất cả đều bị cuốn theo dòng chảy của cuộc cách mạng công nghệ thông tin. Bộ Giáo dục đã đáp ứng bằng cách tiến hành một cuộc cải tổ diện rộng để giúp các trường phổ thông, các trường đại học và các cơ sỏ giáo dục cấp cao khác có đủ kỹ năng và năng lực cỡi ngọn sóng công nghệ thông tin này.

            Hệ thống giáo dục đã đưa công nghệ thông tin vào cốt lõi của việc dạy và học và cả trong quy trình quản lý. Các trường ‘thông minh’ đã được thành lập, ở đó việc học tập sẽ năng động, sống thực và phong phú với sự giao tiếp qua công nghệ multimedia và mạng toàn cầu. Cơ sở hạ tầng công nghệ cao cho công nghệ thông tin ở nhiều trường đại học đã giúp cho sinh viên tiếp cận với các thông tin chiến lược, những cơ sở dữ liệu và nguồn kiến thức quốc tế. Hầu hết các trường đại học trong nước đều có hệ thống cáp quang kỹ thuật số và một số trường đã có những chương trình học từ xa đối với các ngành chuyên môn và kỹ thuật.

            Sự Cộng tác giữa Công nghiệp và Trường Đại học

            Giáo dục cấp cao ở Malaysia cung cấp cho sinh viên cơ hội để tiếp xúc mật thiết với công nghiệp. Các trường đại học và các học viện nghiên cứu là một phần của sự liên kết được thành lập bởi Hội đồng Quốc gia về Nghiên cứu và Phát triển Khoa học. Sự cộng tác chặt chẽ giữa các học viện nghiên cứu, các trường đại học và bộ phận tư nhân đã thiết lập nên một nhóm chuyên gia cố vấn đứng hàng đầu trong cuộc nghiên cứu chiến lược. Những nỗ lực của Malaysia nhằm thiết lập một môi trường nghiên cứu có ích đã tạo ra nhiều dự án nghiên cứu chung liên quan đến các công ty đa quốc gia lớn cũng như các công ty vừa và nhỏ.

            Sự hỗ trợ của nhà nước cho việc nghiên cứu của các trường đại học là từ Công ty Phát triển Công nghệ Malaysia. Công ty này đã xúc tiến các mối liên kết giữa các công ty, các nhà công nghệ, các nhà nghiên cứu và các cơ sở tài chính, và đã cấp vốn dự án cho việc thương mại hóa các dự án nghiên cứu của các trường đại học.

            Trong nước, đã có vài công viên công nghệ cao được chủ động xây dựng gần các trường đại học để giúp cả học thuật lẫn công nghiệp đều có thể tối ưu hóa các nguồn lực và khả năng sẵn có. Trọng tâm của công việc này là ghép việc nghiên cứu và phát triển với các nhu cầu thị trường trong một môi trường năng động và linh hoạt. Điều này giúp cho các sinh viên một cơ hội độc đáo, theo đó các kiến thức trong lớp học có thể được ‘thử nghiệm’ ngay lập tức trong môi trường kinh doanh thực tế.

TẠO MỘT TRUNG TÂM CHO KHU VỰC

            Việc Kinh doanh Giáo dục

            Hệ thống giáo dục ngày nay đã mở cửa và tự do, tạo điều kiện cho một sự linh hoạt cao độ. Bộ phận giáo dục tư nhân đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng với trọng hướng về các chuẩn mực học thuật và các chương trình quốc tế.

            Bộ Giáo dục luôn theo sát các trường đại học tư thục để đảm bảo các chuẩn mực học thuật không bị thỏa hiệp với những toan tính về thương mại. Ban Uy tín Quốc gia đã có những hướng dẫn cho các cơ sở giáo dục cấp cao tư nhân, nhằm duy trì chất lượng dạy cũng như nội dung chương trình.

            Vai trò Lớn hơn của Giáo dục Tư nhân

            Hiện nay nhu cầu học đại học của sinh viên, đặc biệt là trong các ngành khoa học, đã vượt quá khả năng cung ứng của hệ thống giáo dục công lập.

            Kết quả là những trường đại học do tư nhân đầu tư đã mọc lên mấy năm gần đây và còn một số trường khác đang chuẩn bị ra đời. Ngoài ra, một số trường đại học quốc tế hàng đầu đã đặt chi nhánh trong nước.

            Hiện nay có khoảng 415 cơ sở giáo dục cấp cao tư nhân trong cả nước, cung ứng các chương trình dự bị đại học, đại học liên kết cũng như các chương trình chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp. Những trường này thu hút các sinh viên chọn hướng hoàn tất chương trình đại học ở một đại học nước ngoài, cũng như thu hút sinh viên quốc tế từ khoảng 57 quốc gia trên thế giới.

            Đối đầu với Thử thách Toàn cầu hóa

            Các trường đại học và cao đẳng nằm ở đỉnh cao của hệ thống giáo dục Malaysia. Chính quyền có trách nhiệm phát triển các trường đại học không phải thành những ‘tháp ngà’, mà là những cơ sở có khả năng đáp ứng cho các thử thách toàn cầu hóa. Bộ Giáo dục liên tục xem lại hệ thống, tạo điều kiện cho những thay đổi về cấu trúc, làm cho các trường đại học đáp ứng được cho nhu cầu thị trường.

            Trọng tâm là các ngành khoa học và công nghệ nhằm đào tạo những công nhân có kiến thức, cớ đủ khả năng làm việc trong một nền kinh tế đang hướng đến các công nghệ mới như chế tạo tiên tiến, chế tạo tự động, điện tử, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin.

            Những hoạt động không chính quy nhằm phối hợp các nỗ lực của chính quyền, của các bộ phận tư nhân và của xã hội đã làm mở rộng các cơ sở hạ tầng cho giáo dục. Một khái niệm về các trường đại học không biên giới, nơi đó sinh viên có được sự linh hoạt trong việc đăng ký vào học và sắp xếp ngành học sẽ giúp tới ưu hóa các nguồn lực về giáo dục trong cả nước.

            Cùng lúc đó, các trường đại học nước ngoài được khích lệ đặt chi nhánh ở Malaysia. Các cơ sở tư nhân được mời thành lập các trường đại học tư thục. Ngày nay các công ty trong ngành dầu khí, điện thoại và năng lượng đã thành lập các trường đại học riêng của mình, cung ứng một dải rộng các ngành học về khoa học, công nghệ và quản lý.

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1999-02-633471523645468750/Giao-duc/He-thong-giao-duc-quoc-gia.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận