Tài liệu: Miệng Núi lửa

Tài liệu
Miệng Núi lửa

Nội dung

Miệng Núi lửa

Cảnh sắc tráng lệ, biển ảo bao la từ miệng núi lửa Engoroengoro, đến vùng hoa có đỏ rực bất tận…

Khu bảo tồn Engoroengoro rộng bát ngát, chiếm diện tích 6.475km2, môi trường quan trọng của nó được tăng lên vì là đất di sản chung của thế giới. Trước đây toàn thể khu vực là một phần của công viên quốc gia Saylungaiti nhằm hai mục đích; một là bảo tồn tính cách tự nhiên của nó; hai là bảo vệ lợi ích và sinh hoạt truyền thống của bộ lạc Masayi. Ở đây, tới nay họ còn chăm sóc đàn bò và dê.

Trung tâm khu bảo tồn là núi lửa Engoroẹngoro hoặc miệng núi lửa đã tắt, nó là một di chỉ của rất nhiều núi lửa tắt trong vùng này. Miệng núi Engoroengoro không chỉ là nơi sinh sống của động vật hoang dã lạ lùng độc đáo nhất Phi châu, mà còn là một trong những miệng núi lửa tắt lớn nhất thế giới. Căn cứ vào số đo, nó rộng 14,5km, sâu từ 610 mét đến 762 mét, chiếm diện tích 264km2.

Tính đa dạng của toàn cảnh sinh thái trong khu bảo tồn đã khiến nó trở thành một vùng thảo nguyên quan trọng. Trong đó có rừng, đầm, hồ, sông và đồng cỏ mênh mông gọi là savane. Nó là một hệ sinh thái nhiệt đới Saylungaiti và có một phân vươn đến Kenya, kể cả khu bảo tồn tự nhiên Masayi - Mala tiếp nối.

Thảo nguyên nuôi dưỡng các động vật ăn cỏ phong phú đa dạng, nhất là vào mùa khô, ở đây vẫn có đủ thức ăn cho 2 triệu thú vật ăn cỏ lớn nhỏ các loại. Danh sách động vật sống trong khu này chiếm đa số động vật hoang dã ở Phi châu như ngựa sừng, ngựa vằn, linh dương mắt lồi, trâu, linh dương lớn (sừng vòng Phi châu và lợn mụn cóc, lại có hươu cao cổ, voi và tê giác đen. Phần lớn động vật này sống thong thả trên thảo nguyên mênh mông, những loài đặc chủng khác như hà mã... chỉ ở trong khu hồ, đầm. Ở đâu có nhiều con mồi là ở đó thú dữ săn thịt, khu Engoroengoro nuôi dưỡng rất nhiều sư tử, linh cẩu vằn, sài, báo đốm và mèo đâm bầy.

Số động vật đa dạng có thể tạo áp lực rất lớn, nhưng trên thực tế thiên nhiên vẫn có thể giữ được sự cân bằng một cách tuyệt vời, mỗi động vật ăn cỏ đều có chỗ đứng riêng trong mối tương quan chung sống với nhau và tồn tại với các giống khác. Như ngựa vằn ăn phần thô cứng của cây cỏ để lại phần cây có nước ngọt cho linh dương. Ngựa sừng nhai mẩu vụn còn lại của vầng cỏ, chừa lại mầm sinh trưởng để sau này linh dương nhờ đó mà sống. Nếu không có giống ăn cỏ thì khu thảo nguyên sẽ trở thành rừng rú...

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1368-02-633423778586646250/Ky-quan-thien-nhien-the-gioi/Mieng-Nui-lu...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận