Tài liệu: Núi Kilimanjaro

Tài liệu
Núi Kilimanjaro

Nội dung

Núi Kilimanjaro

Núi lam hùng vĩ, đỉnh tuyết trắng phau, ngự trị uy nguy trong vùng hoang mạc Tanzania

Trong tiếng Swabili thì Kilimanjaro là “núi sáng lấp lánh”. Lời ví von ấy rất đúng với ngọn núi uy nghi, có đỉnh tuyết trắng phau. Nó cao đến 5.899 mét, là dãy cao nhất Phi châu, lấn sang Tanzania và thảo nguyên ở Kenya, cách xa vài chục cây số đã có thể nhìn thấy nó. Hình dáng núi rất rõ ràng: dốc nghiêng từ từ dẫn đến một đỉnh kéo dài, bằng phẳng, đó là một miệng núi lửa cỡ lớn như cái chậu úp.

Trong những ngày nóng nực, từ nơi xa nhìn về, ta thấy toàn một màu lam mà đỉnh tuyết trắng phau tựa như đang bay lượn trên không trung, Mây mù bồng bềnh, thường vươn lên tới đỉnh tuyết như thực như ảo...

Núi Kilimanjaro chiếm khu đất dài 97km, rộng 64km, thế núi lớn có thể ảnh hưởng đến khí hậu trong vùng (những núi lớn khác như núi Mekiniey của Alaska và ngọn Chumulangma của núi Hymalaya cũng có tình hình như vậy). Khi gió ẩm ướt từ Ấn Độ dương thổi đến, gặp núi Kilimanjaro, liền tràn lên đỉnh núi hóa tuyết phủ xuống. Có thêm lượng mưa là thực vật sẽ đổi khác so với bụi cây mọc ở khu vực bán hoang mạc quanh núi Kilimanjaro sống trên núi. Mức độ tương đối thấp trên dốc núi đã được khai khẩn để trồng cà phê, bắp và hoa màu... còn độ cao của rừng nhiệt đới là 2.987m. Trên đó có bãi cỏ lên đến 4.420 mét, bãi cỏ bị địa y và rêu thay thế.

Ở vùng đỉnh núi là lớp băng tuyết phủ quanh năm trên núi Kilimanjaro, đó là điều khác thường vì núi này chỉ cách 3 độ về phía Nam xích đạo. Gần đây có dấu hiệu chứng tỏ lớp băng ấy đang mỏng dần, vì lượng mưa trên đỉnh núi một năm chỉ dày 200mm, không đủ giữ cân bằng khi băng tan chảy.

Có nhiều nhà khoa học cho rằng núi lửa đang bắt đầu nóng lên, làm băng tan nhanh. Một số nhà khoa học khác lại cho rằng, đó là bởi nhiệt độ toàn cầu tăng dần. Bất luận là lý do gì, lớp băng trên đỉnh Kilimanjaro đang teo tóp lại so với thế kỷ trước là điều không cần tranh cãi. Họ dự đoán, nếu tình hình này vẫn diễn ra, thì mũ băng trên ngọn Kilimanjaro đến năm 2200 sẽ tan hết.

Núi Kilimanjaro thực ra có ba miệng núi lửa, qua một quá trình hoạt động đã sát nhập chúng lại với nhau. Núi lửa cổ nhất là núi Hira, nằm ở mé Tây ngọn núi chính. Nó từng là ngọn núi rất cao, người ta cho rằng trải qua những lần phun dữ dội mà lún xuống, nay biến thành cao nguyên 3.810 mét. Núi lửa cổ nữa là Mavinzi, là một ngọn núi độc đáo. So với ngọn Kilimanjaro, nó không hề thua kém, nhưng độ cao nó đạt tới 5.334 mét.

Trong ba quả núi lửa trẻ nhất, lớn nhất là núi Kibo, nó hoạt động một loạt phun lửa và miệng vỡ ra, rộng 2km. Trong những lần phun sau, miệng nó vỡ và sinh ra một miệng phun lửa cấp hai, trong kỳ phun lần thứ ba sau đó lại biến thành ngọn núi lửa phụ. Do đó đỉnh núi khá bằng phẳng và trở thành đặc trưng của dãy núi mỹ lệ hùng vĩ này!

 

 

 

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1368-02-633423777767583750/Ky-quan-thien-nhien-the-gioi/Nui-Kilimanj...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận