Tài liệu: Lũng Lớn Đông Phi

Tài liệu
Lũng Lớn Đông Phi

Nội dung

Lũng Lớn Đông Phi

Vỏ đại lục bị xé rách

Hang lũng vĩ đại ở Đông Phi là một trong những đặc trưng địa chất lớn nhất hành tinh chúng ta. Đứng từ đỉnh lũng, người ta có thể nhìn ra toàn cảnh khe sâu đáy bằng. Có nhiều nơi khe sâu phình ra quá lớn không thể thấy hết từ nơi xa. Nhánh Tây hang lớn trổ ra từ hồ Maravi ở phía Nam biển Mozambique về phía Bắc, dọc theo dãy hồ lớn Phi châu đến bờ Tây hồ Victoria, chạy dài khoảng 3.057km. Nhánh đông bắt đầu từ bờ Đông hồ Victoria, chạy tiếp về phía Bắc khoảng 2.573km, từ Tanzania qua Kenya tiến vào Ethiopia được gọi là “khu tam giác Afars”, đó là khu mà núi lửa và động đất rất hay xảy ra. Hang ở đây phân nhánh: một nhánh chạy tới Hồng hải, một nhánh vươn tới vịnh Aden.

Nhà khí tượng người Đức Atfred Weigener, khoảng đầu thế kỷ 20 mở ra học thuyết “lục địa trôi” ông chú ý đến hai bờ đối nhau của Hồng Hải, có sự ăn khớp hoàn mỹ; nếu đem Phi châu, ghép vào bán đảo Ả Rập, và hang Yemen đặt ra ngoài “khu tam giác Afars” thì Hồng Hải vừa khớp. Các nhà địa chất hiện nay đã xác nhận nham thạch núi lửa hai khu vực ấy trẻ hơn Hồng Hải, bởi vậy chúng không thể tồn tại trước khi Hồng Hải tách ra cho nên vết khớp kể trên rất toàn mỹ.

Dãy hang lũng do động đất và hoạt động của núi lửa tạo nên. Trong vùng lũng Phi châu “khu tam giác Afars” là vùng sôi nổi nhất. Vì ở đây thường có động đất xảy ra nhưng hình dạng khe cũng còn chưa đến độ hùng vĩ, cho núi lửa hoạt động mấy nghìn năm nay, kèm theo số lượng dung nham phun ra, đã rót đây lòng hang. Gần đây có núi lửa hoạt động ở quanh hồ Victoria... lấy dãy núi Vironga ở Tây Nam Uganda làm chủ, tập trung vào miền Bắc Tanzania. Tanzania có núi lửa Lungai, đó là một cái đang hoạt động acid cacbonic, dung nham giống như đá vôi phun ra, chỉ sau 24 tiếng hồng hồ nó biến thành màu tuyết sỉn.

Một đặc trưng khác của hang lũng Phi châu, nhất là ở nhánh Tây, đã hình thành chuỗi hồ dài dằng dặc, trong đó có Tanganyika là hồ sâu thứ hai thế giới. Vùng đáy của nó dày 5.000 mét chứa vật trầm tích. Chứng tỏ nó có một quá trình nứt dần dần hoặc hết sức nhanh. Hang lũng dựng đứng đến khiến người giỏi leo núi cũng khó đua tài với nó, nhiều du khách chú ý vào những loài thú hoang phong phú, mang đặc tính Phi châu. Miệng núi lửa Engoroengoro có vết nứt vỡ, rộng 20km. Nó hình thành sau một lần bùng nổ khoảng 3 triệu năm trước, là khu bảo tồn động vật hoang dã tốt nhất Phi châu, ở đây có voi, trâu Cape, sư tử và linh cẩu vằn. Núi lửa Lungai gần hồ Nateron, nó rất nông, một phần dựa vào suối nước nóng chảy vào trong hồ có vô số loài rong tảo, là kho thực phẩm lý tưởng cho hàng triệu con giang phớt hồng. Khoảng giữa núi lửa Lungai và núi lửa Engoroengoro là khe sâu Douvay, nổi tiếng vì có hóa thạch của con người, từng được dư luận thế giới xem là cái “nôi của loài người”.

 

 

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1368-02-633423776176021250/Ky-quan-thien-nhien-the-gioi/Lung-Lon-Don...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận