Tài liệu: Núi lửa Klimutu

Tài liệu
Núi lửa Klimutu

Nội dung

Núi lửa Klimutu

Ba hồ có ba màu nằm trên miệng núi lửa ở đảo Flores thuộc quần đảo Indonesia

Ba cái hồ gần nhau trong gang tấc, nằm lọt trong miệng một núi lửa như hình cái mộc trên đảo Flores. Có hai hồ có màu lục đậm lợt không giống nhau, còn hồ kia màu đỏ đen; sắc cũng không giống nhau do nham thạch chứa chất khoáng khác nhau. Khi dung nham tuôn ra từ một ống hơi trung tâm (trên một khu rộng lớn, nó thuộc dạng cái mộc, loại núi lửa như thế có thể úp trên cả vùng đất rộng lớn của đảo, nền núi lửa Maonaroya Hawaii rộng 191km2). Phần sụp lở chính giữa thành miệng núi hình răng cưa, nước mưa tụ trong miệng núi đã trở thành dãy hồ Klimutu.

Ba hồ này có tên nghe rất lãng mạn. Tiwoe Ata Polo là “hồ mê người”, nó có màu đỏ sậm, hiện nay ngả sang màu đen. Hồ bên cạnh là Tiwoe Noea Moeri Kooh, được dịch là “hồ nam nữ”, hồ này lục sậm trong suốt. Còn hồ thứ ba là Tiwoe Ata Mborpoe, có màu lục trong sáng lấp lánh, nước ở đó trong suốt. Vậy tại sao ba cái hồ ở Klimutu gần nhau như vậy mà màu sắc lại không giống nhau?

“Hồ nam nữ” có một ống phun chất lưu huỳnh nho nhỏ không ngừng tỏa khói mù, như nhắc người ta rằng nó vẫn còn hoạt động. Nơi thoát ra của bất kỳ núi lửa nào đều là chất Sunfua hydro và hơi nước acid clohydric, chúng không ngừng phun hơi lưu huỳnh ra. Khi Sunfua hydro tỏa lên bầu khí quyển, gặp oxy trong không khí liền xảy ra phản ứng biến thành acid sunfuaric. Hàm lượng acid sunfuaric và acid Clohydric trong nước “hồ nam nữ” và Tiwoe Ata Mboepoe rất cao, chính những acid ấy biến nước hồ thành màu lục.

“Hồ mê người” từng có màu đỏ thắm, nhưng sắc của nó ngày càng sậm, vì có chất sắt trong nham thạch. Nham thạch lỏng (nham tương) rất giàu chất Silicat, trong đó hàm lượng sắt silicat rất cao. Khi sắt và oxy trong không khí phản ứng, nó biến thành oxyde sắt màu đỏ thắm, nên nước cũng đỏ theo.

Các núi lửa khác trên thế giới cũng có ao nước màu lục, tác dụng của chúng cũng vậy, nhưng không có nơi nào có ao nước màu lục và ao màu đỏ nằm kề bên nhau. Lời giải câu đố ấy có thể do chất nham thạch ở đáy “hồ mê người”. Nham tương trong cùng một núi lửa có thành phần hóa học rất linh động. Ở “hồ mê người” có thể tham thạch chứa hàm lượng sắt cao hơn các hồ khác, hàm lượng acid bên hồ màu đỏ cũng có thể cao hơn hồ màu lục. Nham thạch chất sắt trong hồ màu đỏ bị acid sunfuaric và acid clohydric mạnh phân giải nên đã thành màu sắc khác nhau như thế.

Núi lửa Klimutu hợp thành một phản “vòng lửa” trong vùng Thái Bình dương. Ở Indonesia có rất nhiều rừng cháy, các nhà địa chất cho rằng 10.000 năm trước, ít ra có 123 núi lửa hoạt động.

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1368-02-633423080909458750/Ky-quan-thien-nhien-the-gioi/Nui-lua-Klim...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận