Núi Phú Sĩ
Tầng núi lửa điển hình… chia tầng xếp lớp… Cái đẹp đối xừng thật hoàn mỹ
Nhật Bản nằm ven bờ Thái Bình dương là chứng nhân đối mặt từng giây với ngọn núi lửa dữ dội của họ. Từ khu dung nham tắt đã lâu, qua suối nước nóng, đến các núi lửa, trong đó có 60 đến 65 ngọn được coi là núi lửa đang hoạt động. Ở đó không phải tất cả núi lửa đều là hình nón điển hình, tuy Nhật có rất nhiều núi lửa hình nón, nhưng trong số đó, nổi tiếng nhất là núi Phú Sĩ.
Núi Phú Sĩ nằm trên đảo Hondo, là đảo chính của Nhật, cách thủ đô Tokyo về phía Tây Nam (97km). Nó là núi cao nhất ở Nhật (cao 3.798 mét), là trung tâm văn hóa Nhật. Nhìn từ phía Nam, núi lửa trông thật hùng vĩ và cô đơn, mặt đối của nó đột ngột vươn lên, tới đỉnh núi như bị cắt ngang nóc! Miệng núi lửa ẩn dấu trong khoảng đó. Mặt Đông Nam là miệng núi Bảo Vĩnh (Hoei-san), nó hình thành trong một lần phun lửa năm 1707. Dung nham cổ nhất của núi Phú Sĩ đã xác định chỉ được 8.000 năm tuổi, nên nó là một núi rất trẻ. Nhưng điều tra địa chất và trắc nghiệm nhụy đá của núi, đã chứng tỏ nền của Phú sĩ là hai quả núi lửa cổ xưa hơn. Núi Phú Sĩ (già) khoảng từ 5 đến 90.000 năm trước từng hoạt động, nhưng hiện nay đã hoàn toàn ngủ yên. Núi lửa trẻ hơn, có một phần lộ ra ở dốc núi phía Bắc.
Nét đẹp của núi Phú Sĩ thật là hoàn mỹ, miệng núi đóng ngập tuyết. Vào những ngày trong sáng, cảnh tượng mỹ lệ hùng vĩ của nó làm quang cảnh chung quanh lu mờ hẳn đi; khi mặt trời lặn, nó ẩn hiện vô cùng linh điệu, tràn lan một sắc phót hồng như đóa hồng. Cảnh tượng an lành, trầm tĩnh của núi Phú Sĩ được coi là nơi hội tụ của thần linh. Tín đồ Thần Đạo sùng bái cái đẹp của tự nhiên ấy, bởi vậy cảnh xuân dưới núi Phú Sĩ có vô số hoa anh đào nở rộ; đối với người Nhật Bản, đây là “cảnh tiên trên đất tục”. Các đảo Nhật Bản tạo thành một vòng cung núi lửa. Nham thạch trước kỷ Hàn Vũ cổ xưa và đá trầm tích phủ trên đó (đã nhiều lần xếp nếp núi và vươn lên thành dãy như kiểu núi Alpes. 600 triệu năm trước núi lửa hoạt động mạnh mẽ các nhà địa chất gọi nó “kiểu núi lửa vòng cung”.
Vỏ trái đất dưới đáy Thái Bình dương ở vài khu phình ra, nếu đáy đại dương không tăng thêm, thì bộ phận phình ra phải lấy ở nơi khác. Do đó ven đại dương, vỏ đại dương độn dưới vỏ đại lục làm một. Theo đó vỏ đại dương dồn vào lớp đáy trái đất, cùng với tầng đá trên cọ sát sinh nhiệt, tạo sự hòa nhập và bành trướng. Do thế áp lực đẩy lên, qua hoạt động của núi lửa, nham thạch kèm theo động đất mà phun ra. Bởi vậy nham thạch còn trẻ của Nhật do núi lửa tạo thành nên động đất thường xảy ra. Về mặt động đất không phải chỉ một Nhật Bản có mà tất cả đảo và nằm ven Thái Bình dương đều chịu tác động của các núi lửa kiểu vòng cung. Do đó các nhà địa chất gọi tên “vòng lửa” để miêu tả khu vực ở ven Thái Bình dương.