Tài liệu: Đồ bay chống hiện tượng ngất xỉu tạm thời khi ngoặt gấp

Tài liệu
Đồ bay chống hiện tượng ngất xỉu tạm thời khi ngoặt gấp

Nội dung

ĐỒ BAY CHỐNG HIỆN TƯỢNG NGẤT XỈU TẠM THỜI KHI NGOẶT GẤP

Năm 1.941

 

Frederick Banting, Wilbur Franks

Khi phi công của một chiếc máy bay chiến đấu thực hành một vòng ngoặt gấp thì cũng giống như máy vắt trong máy giặt, máu trong óc của anh ta cũng bị vắt ra ngoài do một lực thường được gọi là lực “g”. Hiện tượng này có thể làm phi công ngất xỉu tạm thời. Khi một nhóm nghiên cứu dưới sự dẫn dắt của nhà quý tộc Frederick Banting (ông này được nhiều người biết đến do công trình nghiên cứu insulin) khám phá ra điều này, nhà khoa học Mỹ, Wilbur Franks bắt đầu nghiên cứu để thiết kế loại trang phục chống lại lực “g”. Thiết kế mà nhóm của Wilbur làm ra gồm hai lớp cao su chứa nước ở giữa, khi được buộc chặt vào người sẽ giúp máu bên trong cơ thể ổn định, cho phép phi công thực hiện những vòng ngoặt gấp dễ dàng. Trang phục bay MK2 của Franks đã sẵn sàng trình làng năm 1.941, nhưng buồn thay, ông đã chết do máy bay rơi trên đường đến Anh để chứng minh về nó.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/224-02-633441115508711250/Nhung-phat-minh-vi-dai-cho-Con-nguoi-1901-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận