Tài liệu: Cao nguyên Tây Tạng

Tài liệu
Cao nguyên Tây Tạng

Nội dung

Cao nguyên Tây Tạng

Khu cao nguyên cao nhất thế giới, được gọi là “Nóc nhà Thế Giới”

Mở bản đồ địa thế giới ra, ta thấy vùng Trung Nam đại lục Âu Á, hiện ra một vùng đất cao màu nâu đó chính là cao nguyên Tây Tạng nguy nga hùng vĩ. Cao nguyên Tây Tạng nằm ở phía Bắc núi Himalaya thuộc miền Nam đại lục Á châu, ôm quanh dãy núi đồ sộ, lại là cao nguyên trẻ nhất trên thế giới. Vào thời tối cổ xa xăm, khu Tây Tạng là một vùng biển cả mênh mông. Mãi cho đến thời sáng thế, cách đây 300 triệu năm, biển đó nổi lên thành lục địa và vùng đất Tây Tạng mới lộ ra trên mặt biển. Bình nguyên Assam Ấn Độ ở mặt Nam của nó, là dải đất rừng xanh nhiệt đới luôn ẩm thấp mặt Bắc của nó lại là hoang mạc ôn đới thuộc miền Trung Á vô cùng khô hạn; mé Đông của nó cũng nối liền với rừng lá rộng, luôn xanh rờn và ẩm thấp bán nhiệt đới; phía Đông nó tiếp giáp với dải đất thảo nguyên rừng bán nhiệt đới và thảo nguyên bụi cây nước.

Sáu dòng sông lớn của Đông Nam Á và Ấn Độ đều phát nguyên trong vùng cao nguyên này, sông Indus bắt nguồn từ dốc Bắc núi Himalaya chảy theo hướng Tây Bắc, mãi đến khi xuyên qua Harakorum và hai núi Himalaya, chảy về Nam đổ ra biển Ả Rập. Đầu nguồn sông Indus về phía Đông, không xa là đầu nguồn của sông Brahmaputra. Sông này trước khi xuyên qua đầu mút phía Đông núi Himalaya, vẫn chảy về hướng Đông, sau đó rẽ về hướng Nam và Tây, hội nhập sông Hằng và đổ vào vịnh Bengale.

Phía Đông cao nguyên, có 4 dòng sông bắt nguồn từ khe vực sâu song song với sông Sarvin và sông Mê Kông chảy xuống Myamar và Thái Lan, Trường Giang và sông Hoàng chảy về hướng Đông qua Trung Quốc, đổ ra Biển Đông và Hoàng hải. Thượng du của những dòng sông này đều chảy cuồn cuộn sôi sục, nhất là về mùa xuân, khi tuyết tan trên núi cao đổ xuống.

Cao nguyên Tây Tạng cắt ngang phía Tây Nam lãnh thổ Trung Quốc, đã được gọi là “nóc nhà thế giới”. Khu vực rộng của nó ở phía Tây nổi lên thành cao nguyên Pamir, phía Đông tiếp với Tần lĩnh, từ Đông sông Tây dài rộng đến 1.400km, tổng diện tích khoảng 250 vạn km2, chiếm khoảng 1/4 tổng diện tích đất Trung Hoa. Độ cao bình quân so với mực nước biển của nó vào khoảng 4.000 mét trở lên, trên cao nguyên, từng dãy núi cao ngất, băng tuyết bao phủ triền miên, phần nhiều từ Đông sang Tây.

Toàn khu cao nguyên Tây Tạng, cây cỏ mọc hết sức phong phú, ước tính thực vật giống cao cấp có thể lên tới 10.000 giống. Vùng sinh thái trên thảo nguyên cao độ, lạnh buốt, cho nên các loại động vật khá nghèo nàn. Chủ yếu là một số loài vật sống ở vùng cao mới có thể thích ứng được với hoàn cảnh và thời tiết khắc nghiệt như bò rừng, dê núi, sơn dương, lừa hoang Tây Tạng, báo tuyết, thỏ chuột môi đen và rái cá (đất khô hạn); ngoài ra còn có quạ đất (lưng nâu), chim sẻ, gà tuyết, hạc cổ đen Tây Tạng...

Trong 50 năm qua, khu vực nước này đã có đường sắt (hiện nay đã có hơn 1.000km đường sắt) và năm 1960 đã chính thức mở đường bay dân dụng. Bắt đầu xây dựng ngành điện lực, than đá khai thác dầu mỏ, xưởng hóa học, cơ giới, công nghiệp, rừng, dệt, làm giấy, in, giày da, thực phẩm...

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1368-02-633423077718677500/Ky-quan-thien-nhien-the-gioi/Cao-nguyen-T...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận