Tài liệu: Rừng Tứ Xuyên

Tài liệu
Rừng Tứ Xuyên

Nội dung

Rừng Tứ Xuyên

Rừng Tứ Xuyên là vùng đất cuối cùng của gấu trúc

Từ một phần của dãy Đại viên tướng lĩnh thuộc Mân Sơn tỉnh Tứ Xuyên đến mé Đông cao nguyên Tây Tạng và vươn dài đến hành lang dãy tần lĩnh tỉnh Thiểm Tây. Trên dải đất dài đó đã phát hiện gấu trúc sinh sống nhờ khu rừng trúc xanh tươi. Từ thập niên 1960 đến đầu thập niên 1970, rừng trúc bị xâm lấn khá nặng vì cả một dải rừng trúc kéo dài liên miên, nay đã bị tụt giảm thành từng mảnh nhỏ.

Trên triền đất của những dãy này, khu rừng cực kỳ phong phú đa dạng vì khí hậu thất thường có khu vẫn còn sông băng che phủ như băng trên núi Từ Cô Nương, cao hơn mực nước biển 6.250 mét, nó là vùng bán nhiệt đới, hình thành rất rõ nét. Trong khí hậu đó, có 4.000 giống cây cỏ, nhiều thứ có thể làm thuốc chữa bệnh, một số hoa cỏ khác cũng được các nhà vườn trên thế giới ưa thích như hoa đỗ quyên, mộc lan, túy ngư thảo và hoa hồng...

Khu rừng phân bố rộng rãi, thú vật nổi tiếng nhất sống ở đó là gấu trúc, vì rừng trúc bị thu hẹp dần, gấu trúc cũng phải lùi mãi vào đại bản doanh cuối cùng của chúng trong rừng Tứ Xuyên. Rừng lọc theo dạng phân tán, mà gấu trúc chỉ ăn trúc cho nên ưu điểm của gấu cũng bị đe dọa diệt chủng vì chúng không thể sống mà thiếu rừng trúc.

Cứ trong một vòng tuần hoàn từ 40 đến 60 năm, rừng trúc đồng loạt nở hoa, nên trúc cứ hao mòn dần. Cả rừng trúc sau khi nở hoa là héo tàn. Giống trúc nảy mầm rất nhanh, nhưng lớn lên lại rất chậm, bởi vậy một khu rừng trúc bị gấu trúc ăn thì trong 10 năm không sao duy trì nổi sự sống của gấu trúc. Giữa thập niên 1970, mấy khu trúc mọc lẻ loi đã xảy ra việc trúc chết hàng loạt nên nguồn thức ăn cạn dần làm rất nhiều gấu trúc chết đói. Vì nét đặc biệt này mà gấu trúc sắp tới thời tuyệt chủng, nên người ta đã mở kế hoạch bảo hộ toàn cảnh sinh tồn của chúng.

Hai khu bảo tồn từ trước, được khoanh vùng cho gấu trúc, đồng thời 9 khu bảo hộ khác liền gây dựng, trong đó có khu Ngọc Long, chiếm diện tích 5.180km2. Điều quan trọng hơn là khu vực mới nối liền với khu sẵn có, hình thành một hành lang sống, khi có khu trúc nào nở hoa tàn lụi thì gấu trúc có thể men theo hành lang đó tìm đến khu sinh tồn kề cận. Điều đó cũng có lợi cho gấu trưởng thành có dịp giao phối đa dạng để cải thiện chủng loại của chúng.

Gấu trúc do có hình dạng dễ thương đã dấy lên phong trào mang tính toàn cầu để cứu vãn sự suy vong của gấu trúc. Hiện nay, tính ra còn khoảng 750 gấu hoang, chúng đã được chính thức liệt kê vào loại thú có nguy cơ tuyệt chủng. Nhưng rừng trúc cứ thu hẹp mãi không chỉ hại cho gấu trúc, mà còn lây đến những giống thú khác, như linh dương (sừng quặp), hươu mũ lông, khỉ kim ti Tứ Xuyên (giống địa phương trong khu vực này).

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1368-02-633423075638208750/Ky-quan-thien-nhien-the-gioi/Rung-Tu-Xuye...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận