Tài liệu: Tam giác Châu Thổ sông Léna

Tài liệu
Tam giác Châu Thổ sông Léna

Nội dung

Tam giác Châu Thổ sông Léna

Con sông khổng lồ của hoang nguyên băng tuyết, phát nguyên gần hồ Baikal trên dải đất lạnh cóng ở Nga và phân ra trên 150 thủy bộ

Sông Léna cùng với sông Néva và Yenisei đều là các sông dài vĩ đại ở miền Trung Xibir chảy lên miền Bắc. Sông Léna phát nguyên ở vùng núi non phía Bắc hồ Baikal, chảy qua 4.393km, đổ vào biển Laptev và Bắc Băng dương. Sông Léna là biên giới hai khu vực khác nhau. Miền Tây là cao nguyên Trung Xibir, là cánh rừng Taiga rậm rạp liên miên, một phần mọc vân sam và cây thông hợp thành, nhiều nhất là thông rụng lá. Miền Đông là núi Thượng Yansk, núi Suntarhayat và núi Cherskogo (Gora) có rừng tuyết tùng và rừng thông dày đặc khó vượt qua, mùa đông ở đây là nơi lạnh nhất trái đất, sau Nam cực.

Từ đầu nguồn sông Léna, men theo sông rồi ngồi xuồng trên 2 tiếng đồng hồ là có thể đến vùng được gọi là “cột Léna”, dài 80km. Những vách núi đá vôi lởm chởm ngang rừng, dài rộng liên miên. Cột đá cao 183 mét bị xâm thực thành hình dạng quái lạ, giống như tháp nhọn giáo đường thời trung cổ. Thuận dòng xuống nữa là trạm thủy điện Léna, là nguồn “than trắng vô tận”.

Khu tam giác châu thổ sông Léna chiếm cứ một vùng rộng lớn, chỉ đứng sau tam giác châu thổ sông Missisippi (Mỹ). Nó chiếm diện tích 38.073km2, con sông khổng lồ này phân ra trên 150 đường thủy bộ. Là châu thổ lớn nhất, lượng lớn cát bùn của nó thuận theo dòng chảy xuống, trầm tích trong khu châu thổ biến hóa không ngừng. Ở miền xa xôi phía Bắc, mỗi năm có từ 6 đến 8 tháng đóng băng, bởi vậy sông Léna không thể đi lại bằng tàu bè. Nhưng khoảng tháng 5, tháng 6 hàng năm, băng tuyết tan từ thượng du, khiến nước sông dâng cao thành “mùa đường sá bùn lầy” nghĩa là hoàn toàn không thể đi lại được!!

Năm 1985, vùng châu thổ sông Léna được coi là khu bảo tồn tự nhiên Oste - Lanski. Chính phủ Nga dành riêng 14.323km2 này dùng để thả 29 động vật có vú, 95 loài chim và 723 giống cây cỏ. Trên danh sách này nhiều nhất là gấu, sói, tuần lộc, chồn đen, chồn gà Xibir và cũng là nơi sinh sôi nảy nở của loài thiên nga Beviki và gà Ross...

Dải rừng Tai ga chung quanh sông Léna, mùa đông vô cùng lạnh lẽo, động vật có vú và loài chim quanh năm sống ở đây, cần có tính thích ứng đặc thù để sống còn với mức lạnh dưới 0 độ. Loài chim sẻ cánh vàng Bắc cực và sơn tước Xibir..., có bộ lông rất dày rậm, khi thời tiết trở nên lạnh lẽo, chúng cuộn tròn lại để giữ hơi ấm. Các động vật có vú như cáo đỏ, sói xám, chồn hôi, chồn nước, chồn đen..., da lông đặc biệt mềm, dày. Do những đặc điểm này mà chúng luôn bị các thợ rừng săn bắt. Một số loài khác như sói và chuột, biết đào hang sống ở dưới tuyết nên có thể giữ được hơi ấm suốt mùa đông; ngoài ra chúng còn có thể tiếp tục kiếm đôi mầm lá và còn trùng để sống tới cuối mùa đông nghiệt ngã...

 

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1368-02-633423072961958750/Ky-quan-thien-nhien-the-gioi/Tam-giac-Cha...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận