BIẾN GIẤC MƠ THÀNH HIỆN THỰC
Vladimir Zworykin và Isaac Shoenberg ra sức hoàn thiện chiếc truyền hình hoàn toàn bằng điện tử
CON MẮT ĐIỆN TỬ
Hình dạng kỳ lạ của máy ảnh Emitron phản ánh hình dáng của ống hình ảnh bên trong nó. Cái mũi khoằm xuống đỡ khẩu súng điện tử của ông. Bên trên là hai thấu kính, một trong hai là ống ngắm.
NHỮNG BỨC HÌNH TỪ ĐĨA QUAY TRÒN
Baird đã nỗ lực tạo sự thú vị về truyền hình. Ông đã dùng đĩa quay để quét đèn pha lên chủ đề được phát đi, với một đĩa đối chọi nơi máy thu. Tuy nhiên hệ thống cơ học này không làm cho những bức hình đủ đẹp để cạnh tranh với hệ thống điện tử.
Thứ bảy ngày 30 tháng 1 năm 1.937 là một ngày không vui của John Logie Baird, người đi tiên phong trong lãnh vực vô tuyến truyền hình. Lý do là tập đoàn BBC (British Broadcasting Corporation) đã từ chối hệ thống truyền hình cơ học lộn xộn và ầm ĩ của ông. Ông phải vượt qua một quãng đường dài nghiên cứu, khám phá kể từ khi những ý tưởng đầu tiên trong lãnh vực vô tuyến truyền hình nảy sinh trong đầu mình vào năm 1.923. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, ông đã thất bại, vì tương lai thuộc về hệ thống truyền hình điện tử.
Trước đó ba tháng, vào ngày 2 tháng 11 năm 1.936, đài BBC đã phát đi chương trình truyền hình quảng bá đều đặn và có độ nét cao với hai hệ thống thiết bị thay đổi nhau mỗi tuần với ý định là để kiểm tra chất lượng của cả hai hệ thống đang cạnh tranh nhau; một của Baird, và một của nhóm EMI (Electrical and Musical Industries) do kỹ sư người Nga, Isaac Shoenberg dẫn dắt. Hệ thống sau vận hành hoàn toàn bằng điện tử đã chiến thắng dễ dàng nhờ vào các ưu điểm như: hình ảnh rõ nét, máy quay cơ động, độ tin cậy cao hơn với mức chi phí thấp hơn. Trừ những khác biệt về tiểu tiết, hệ thống này được dùng đến tận ngày nay.
Nhóm của Shoenberg đã được thành lập 5 năm trước đó. Họ đã làm việc với nhịp độ đáng kể, nhưng họ không phải là những người đầu tiên nghiên cứu về hệ thống truyền hình điện tử. Bên kia bờ Đại Tây Dương, nhà tiên phong đơn độc Philo T.Farnsworth bắt tay vào hệ thống “nhà giải phẫu hình ảnh” điện tử của ông năm 1.926. Ông chứng minh hệ thống truyền hình điện tử của mình lần đầu tiên vào năm 1.934. Nhưng thật không may, các máy quay của ông cần quá nhiều ánh sáng, thế là thất bại.
Hệ thống vô tuyến truyền hình ngày nay dựa vào thành quả của một kỹ sư người Mỹ gốc Nga khác, Vladimir Zworykin. Năm 1.908, ông là người đầu tiên nắm bắt ý kiến của kỹ sư người Scotland, Alan Campbell Swinton, khi ông nghe vị kỹ sư này nói rằng một đèn hình có chứa tia âm cực cũng có thể tạo ra hình ảnh. Năm 1.929, Zworykin nhận nhiệm vụ phát triển hệ thống vô tuyến truyền hình cho tập đoàn Radio Corporation of America. Năm 1.931, ông cùng với nhóm của mình đã tạo ra đèn hình điện tử Iconoscope lần đầu tiên hoạt động thành công. Sau đó, nhóm của Shoenberg dựa vào những nguyên tắc căn bản mà nhóm của Zworykin nghĩ ra để cải tiến đèn hình Emitron của họ. Điều này giúp họ tạo ra bộ phận quan trọng nhất của những máy quay phim mà họ đã thiết kế cho tập đoàn BBC.
Ngày l tháng 9 năm 1.939, khi chiến tranh xảy ra ở châu Âu, đài BBC đã phải ngưng các chương trình phát hình. Chỉ bốn tháng trước, những hình ảnh về hội chợ quốc tế tổ chức ở New York được đài NBC phát đi đã bắt đầu cho dịch vụ phát hình thường xuyên của Mỹ. Cuối cùng, giấc mơ của Zworykin, Shoenherg và những người đam mê nghiên cứu vô tuyến truyền hình cùng những người ưa thích lĩnh vực này đã thành hiện thực.
NHỮNG NHÀ TIÊN PHONG VỀ TRUYỀN HÌNH
Hai nhà tiên phong chủ chốt của hệ thống truyền hình điện tử đều sinh ra tại Nga. Shoenberg sinh năm 1.880, còn Zworykin sinh năm 1.889. Shoenberg di cư sang Anh năm 1.914, còn Zworykin sang Mỹ năm 1.919. Zworykin là người đầu tiên phát triển thành công đèn hình, vật chiếu hình ảnh lên màn hình nhờ một chùm những hạt điện tử. Những đèn hình loại này rất nhạy và có thể cho ra những chi tiết rõ nét.
TRUYỀN HÌNH Ở MỸ
Chương trình phát hình thường xuyên tại Mỹ ra đời chậm hơn ở Anh, nhưng hệ thống truyền hình ở đây phát triển nhanh hơn. Đây là ảnh chụp vào năm 1.939 của phòng thâu hình thuộc công ty NBC, phòng này được tập đoàn Radio Corporation of America trang bị. NBC vẫn hoạt động liên tục khi BBC phải ngưng hoạt động vì chiến tranh.