Tài liệu: Hoàng Hà

Tài liệu
Hoàng Hà

Nội dung

Hoàng Hà

Hoàng Hà là một trong hai sông lớn ở Trung Quốc, nó mang đến phồn vinh lẫn tai họa cho dân chúng sống hai bên bờ

Hoàng Hà phát nguyên ở miền Đông cao nguyên Tây Tạng, chảy qua chặng đường 5.464km Hoàng Hải. Diện tích lưu vực của nó vào khoảng 97,9 vạn km2, đứng hàng thứ sáu ở Á châu (hoặc hàng thứ bảy; nhưng nếu tính luôn cả lưu vực Hằng Hà (sông Brahmaputra) lại là sông dài hàng thứ tư.

Tên gọi Hoàng Hà dựa vào sắc nước sông. Dòng sông mang theo số lượng lớn cát bùn, chảy qua vùng đất màu vàng, đem theo dòng nước sông. Trước đây nước sông luôn luôn tràn ngập, gây bao tai họa cho dân chúng. Trên thực tế từ 2.000 năm trước, Hoàng Hà đã hơn 1.000 lần tràn sông, phá vỡ đê đập, trải qua trên 20 lần thay đổi dòng chảy. Nhưng, cũng như nhiều dòng sông chính trên thế giới, khi nước lũ rút, ruộng đất lại được bồi thêm phù sa màu mỡ, khiến dòng sông lắng đọng cao dần lên.

Đoạn sông 1.175km ở thượng du Hoàng Hà thuộc khu vực xa xôi vắng người, từ cao nguyên Tây Tạng chảy đến bình nguyên Mông Cổ, vượt qua rất nhiều đoạn chảy xiết và hang sâu, mực nước xuống thấp dần (2.440 mét). Sau đó sông chảy qua cao nguyên Hoàng thổ, cắt ra nhiều rãnh hang rất sâu, đến khi nó chảy đến bình nguyên đất phù sa của sa mạc Erdos, thì mực nước và lưu lượng nhanh chóng hạ xuống, mới làm chậm dòng chảy. Khi nó chảy về hướng Nam thì lại tăng nhanh tốc độ vào khe sâu hẹp, sau cùng nó lại một lần nữa chảy rẽ về phía Đông và đi suốt qua mấy trái núi phía Đông dải Tần lĩnh. Tiến vào bình nguyên Hoa Bắc, độ chảy lại chậm dần khi dòng sông mở rộng, đoạn sông này, mực nước cao hơn bình nguyên chung quanh trên 3 mét. Đó là khu đất dễ bị nước lũ của Hoàng Hà dâng lên gây ra tai họa.

Hoàng Hà là một trong những dòng sông mang cát bùn nhiều nhất trên thế giới. Trong mỗi mét khối nước chắt được 34 kí cát bùn trong khi sông Nil chỉ có 1,18 kí, sông Colorado có 10 kí. Khi nước lũ dâng lên, trong mỗi mét khối nước có thể mang hơn 712 kí cát bùn, chiếm tới 70% thể tích nước. Những  số liệu đó có nghĩa là mỗi năm nó mang theo vô số cát bùn ra biển như thế một phần do tốc độ chảy của nó khá nhanh, dù khi sông chảy qua hệ thống tưới tiêu rộng rãi trên vùng bình nguyên, tốc độ của nó vẫn giữ như vậy. Không kể đoạn sông dài 161km dưới hạ du, không tàu nào có thể đi lại, nhưng nhờ việc xây đập lớn Tam Môn Hiệp đã tạo nên một hồ chứa nước dài 210km và một trạm thủy điện mạnh 1 triệu Watt, mấy đập lớn đã quy hoạch sẽ mở rộng đường lưu thông cho tàu thuyền trên dòng chính và một số sông nhánh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1368-02-633423076649771250/Ky-quan-thien-nhien-the-gioi/Hoang-Ha.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận