Núi Himalaya
Dãy núi cao nhất thế giới đã ngăn cách Ấn Độ trên đại lục Á châu
Dãy núi Himalaya cao ngất, nó lan dài ở phía Nam cao nguyên Tây Tạng, toàn bộ chiều dài khoảng 1.400km, rộng từ 200 đến 300km. Dãy núi bình quân cao hơn mực nước biển đến 6.200 mét, là dãy núi cao lớn, hùng vĩ nhất mà lại trẻ nhất trên thế giới. Chữ “Himalaya”, tách ra có nghĩa, “Hima” là tuyết, “laya” là ngôi nhà (quê hương), nghĩa là quê hương của tuyết”. Dãy Himalaya vươn từ Đông sang Tây, chạy thành đường vòng cung theo hướng Nam, đỉnh núi nhiều Ganggnchanga cao 8.585 mét. Dãy núi do rất dải song song hợp thành kéo từ Nam lên Bắc. Có tiểu Himalaya và Đại Himalaya. Đại Himalaya là dãy núi chính dài từ 50 đến 90km, phần nhiều nằm ở Trung Quốc và chỗ giáp giới với các nước láng giềng phía Nam. Ngọn cao nhất của nó cũng là ngọn cao nhất thế giới, đứng sừng sững giữa biên giới Trung Quốc và Népal, Chumulangma, cao hơn mực nước biển 8.848,13 mét (đã trừ độ sâu phủ tuyết).
Địa hình của dãy Himalaya giữa Nam - Bắc không đối xứng, do trong quá trình cao nguyên Tây Tạng nâng lên rất cao của phía Nam núi Himalaya tạo nên. Địa thế phía Nam của nó rất cao và dốc, độ chênh đột ngột từ núi cao xuống bình nguyên Hằng hà lên tới 6.000 mét, hình thành độ nghiêng vô cùng chênh lệch. Địa thế mạn Bắc tương đối bằng phẳng, hiện ra như kiểu bậc thêm đi xuống, độ chênh với chân núi cánh Bắc là cao nguyên hồ ở vùng lòng chảo chỉ vào khoảng 1.500 mét.
Sự cấu tạo địa chất của dãy Himalaya bị nhiều dòng bắt nguồn từ cánh Bắc, bào thành khe cũng sâu cho nước sông ào ạt chảy qua. Nổi tiếng nhất là khe lũng lớn sông Yaruzanghu, sông Suối Voi và thượng lưu sông Indus. Thượng du một số nhánh Hằng hà như Minghu Boku, Gironchanbu, sông Con Công..., đầu đục xuyên Himalaya mở tới cánh Bắc dãy núi và đẩy dòng sông đến đường ranh Tây Tạng ở phía Bắc. Chúng đều mở ra khe lũng trên dãy chính Himalaya, trở thành đường thông thiên nhiên giữa Tây Tạng, Trung Quốc, Ấn Độ, Népal và Bhutana.
Ngọn Chumulangma không những có độ cao so với mực nước biển cao nhất thế giới mà còn có địa hình đẹp nhiều vẻ và bí ẩn khôn lường. Những năm 1920 đến nay, nhiều nước trên thế giới đã phái đội thám hiểm đến đây hoạt động. Hướng leo lên đỉnh núi có năm đường: Tuyến thứ nhất từ dốc Nam, qua sống núi phía Đông Nam lên đỉnh (do đội leo núi nước Anh năm 1953 đã mở ra). Tuyến thứ hai từ dốc Nam vượt qua khoảng đất bằng giữa hai ngọn núi ở phía Bắc đi lên (vận động viên Trung Quốc mở năm 1960). Tuyến thứ ba từ dốc Nam dọc theo sống núi phía Tây Nam lên đỉnh (do đội leo núi của Mỹ mở năm 1963). Tuyến thứ tư, từ dốc chính Nam lên đỉnh (do đội leo núi nước Anh mở năm 1975). Tuyến thứ năm từ vách núi dựng đứng mặt chính dốc Bắc lên đỉnh (do đội leo núi Nhật mở ra năm 1980).
Ngày 3 tháng 11 năm 1988, qua sự phê chuẩn của Chính phủ khu tự trị Tây Tạng đã chính thức xây dựng khu bảo tồn tự nhiên, lấy ngọn Chumulangma làm trung tâm, tổng diện tích chiếm khoảng 338.000km2. Nó có cảnh quan tự nhiên chuyển từ nhiệt đới sang hàn đới, hệ sinh thái rất phong phú đa dạng, có di tích sông băng cổ. Sông băng nổi tiếng nhất ngày nay có sông băng Vải Xù, sông băng Kanhun, sông băng Kada. Theo điều tra sơ bộ, trong khu bảo tồn có cây cỏ cao cấp (2.348 giống), trong đó cây hạt kín (2.106 giống), loài hạt trần (20 giống), thực vật loại quyết (222 giống), rêu (472 giống), địa y (172 giống), nấm (136 giống). Ngoài ra còn có động vật có vú (53 giống), chim (206 giống), lưỡng thê (8 giống), bò sát (6 giống), cá (5 giống).