Vịnh Bengale
Bốn dòng sông Hằng Hà, Brahmaputra – Jamuna và Mekna hội nhập ở Bengale và đổ ra vịnh Bengale
Nước Bengale ở đầu mút của một trong những bình nguyên rộng lớn nhất thế giới. Bốn dòng sông lớn chảy vòng vèo quanh co trên bình nguyên, cuối cùng đổ ra biển, trên dòng chảy chúng chia thành mấy nghìn nhánh. Ở thành phố Dakar có 6 triệu dân, nằm trên độ cao so với biển chỉ có 8 mét, vào tiết gió mùa nước lũ dâng ngang lưng người là chuyện thường thấy. Bengale là một quốc gia đầy ắp màu xanh, nhờ nước mà đất này màu mỡ nghìn dặm, nhưng nước lại gây bao tai họa cho dân chúng.
Dãy núi Himalaya phía Bắc nước Bengale, có nguồn nước lớn mạnh phát nguyên từ những dãy núi hùng vĩ đầy băng tuyết che phủ sông Brahmaputra và Jamuna phát nguyên từ Tây Tạng chảy qua chặng đường 2.896km trước khi đổ vào vịnh Bengale từ độ cao vào khoảng 4.877 mét. Sông Hằng sau khi chảy ngoằn ngoèo vào Ấn Độ, phân thành nhiều nhánh, chảy ra cửa sông. Sông Mekna là sông nhỏ nhất trong bốn dòng sông nhưng khi nước lũ dâng lên, nó cũng có thể tàn phá rất nặng nề; vào năm 1991, chỉ trong một khu rất nhỏ mà sông Mekna đã xói lở 61 mét đất đai cuốn sạch nhà cửa và cầm thú sau 10 ngày tung hoành...
Dù Bengale có tới 4.023km đê đập, nhưng công sức để ngăn chặn dòng sông hung hãn chảy cuồn cuộn này chống mang lại kết quả đáng kể, mỗi khi tuyết tan, nước trên Himalaya và mưa gió đã khiến nước sông dâng mạnh, mỗi năng có một phần năm đất đai trong nước chịu thú họa lũ lụt và cuốn đi hoa màu, của cải. Dòng sông bồi đắp 2 triệu tấn phù sa, sau khi một số doi cát nhỏ bị cuốn đi, một số doi cát mới lại hình thành. Nước lũ cũng đem thêm thức ăn cho cá, để lại rong tảo bồi đắp phân bón phong phú cho cây nông nghiệp.
Kế hoạch ngăn chống nước lũ giống như sông Missisippi ở Mỹ đang được tiến hành. Nhưng có một lần nước lũ (tháng 7 năm 1993) sông Missisippi, dù đã được khống chế, nhưng vẫn gây tai họa lớn khiến người ta nảy ra nghi ngờ với loại kế sách này. Đặc biệt khi sông Brahmaputra và sông Jamuna dâng nước lũ, nó liền biến thành dòng chảy hung bạo, nhiều nhánh nước hình thành không thể lường trước được, nhiều người còn cho rằng không gì có thể ngăn nổi sức tàn phá của chúng. Bengale là nước nghèo, có dư luận nghi rằng nhà nước đã lợi dụng nguồn thu thuế trong nước để xây đập mà ăn bớt, cũng có thể họ không vạch nổi kế hoạch hoàn bị dẫn đến phương pháp sửa đổi dòng sông thiên nhiên có khi còn dẫn tới sự phá hoại to lớn hơn? Công trình tưới tiêu Mekna - Dounagoda đã tốn 500 triệu đô la để khống chế nước lũ xói lở 207km2 đất canh tác màu mỡ. Dù đã có đê đập ngăn chống ngập lụt, nhưng dòng sông vẫn hung hãn. Từ năm 1979 đến nay, chỉ trong một đoạn ngắn mà ruộng đất đã bị cuốn trôi 1,6km, đê điều dù đã xây đắp tốn công tốn của nhưng dòng chảy cuồn cuộn của nó vô cùng vĩ đại, một phần nguồn nước chảy với tốc độ quá nhanh.
Áp lực không khí nhiệt đới phát sinh ở Vịnh Bengale, bốc lên hơi nước mịt mờ, tạo thành nhiều ngọn gió xoáy sôi sục cực kỳ kinh khiếp. 30 năm trước đây, có 16 lần gió xoáy tốc độ di chuyển vượt quá 120km/giờ, xé nát mọi vật trên đường nó qua. Sóng triều, giông bão mạnh mẽ ập vào nội địa, để lại bao chết chóc, hoang tàn? Dù có nhiều khu đã xây hầm tránh nạn gió xoáy, nhưng cơn bão kinh hoàng xảy ra vào năm 1991, đã chứng tỏ con người quá yếu đuối trước sức mạnh vĩ đại của tự nhiên và chịu bó tay đầu hàng...