Tài liệu: Nguồn Địa Nhiệt Beppu

Tài liệu
Nguồn Địa Nhiệt Beppu

Nội dung

Nguồn Địa Nhiệt Beppu

Suối phun cách quãng, ao bùn sôi sục, ống phun sè sè, nước réo không ngớt, khắp miền núi lửa bùng bừng…

Giữa mùa đông lạnh lẽo nhưng ở miền Nam Nhật Bản lại có một cảnh tượng lạ lùng trái ngược! Khi tuyết rơi xuống, những con khỉ chạy đến vũng nước ấm áp, được núi lửa hâm nóng ngày đêm, ngồi ngâm nước đến cổ, tuyết thì rơi trên đầu nó! Nhưng, khi nào khỉ ra khỏi nước nóng, không khí lạnh giá lại khiến chúng run lập cập. Để chống lại cái lạnh buốt xương, chúng lại chạy xuống, ngâm mình vào nước nóng. Khỉ là giống thông minh, chúng chọn một hoặc hai con đi tìm cái ăn, còn đám khỉ kia thì vừa chờ ăn vừa ngâm mình trong nước ấm!

Nhật Bản được miêu tả là một đất nước nằm “trong nôi của mẹ Đất”, sự miêu tả thật thú vị. Trên đảo chính, hội tụ hơn 500 núi lửa, rất nhiều cái đã tắt, nhưng có một số vẫn đang hoạt động, bao gồm các núi như Phú Sĩ, Thiển Gian, A Tô và Bàn Điền... Giống như núi lửa, Nhật có hơn 100 khu địa nhiệt, nổi tiếng nhất có Beppu (Biệt Phủ) Thảo Tân, Đăng Biệt.

Thị trấn Beppu nằm ở cuối một hòn núi lửa trong số mấy mảnh núi lửa tách ra trước đây không lâu. Theo ước tính, suối nước nóng Beppu mỗi ngày phun ra tới 56.600 mét khối nước, rất hấp dẫn du khách. Họ có thể ở đây hưởng thú tắm cát nóng hoặc ngâm mình trong nước khoáng, có tác dụng chữa bệnh. Một vườn thú ở Beppu còn kèm những động vật khác, như hà mã và chim bồ nông, chúng có thể rỡn nước và nghỉ ngơi trong suối nước ấm áp.

Khu vực Beppu có khoảng 3.500 ống phun hơi (ống phun hơi thoát ra ngoài) ở suối nước nóng và suối cách quãng, khiến nó trở thành một trong những khu có nguồn địa nhiệt lớn nhất thế giới. Ao nước sôi gọi là “Jigokue”, sự lớn nhỏ và màu sắc của nó biến hóa một cách thần kỳ. Chinoike Jigoku là ao màu đỏ rực, vì nước đã bị oxyde hóa nham thạch ở tầng dưới: Umi Jigoku ao to lớn màu lam sậm, phản ánh sắc trời. Suối cách quãng Tatsu-maki Jigoku cứ 20 phút nó lại phun một lần, tạo ra một đám hơi nước có dạng cần câu, kèm theo tiếng rít chói tai xịt lên trời.

Một vùng địa nhiệt khác ở khu suối nóng Đăng Biệt, nam đảo Hokkaido (Bắc hải đạo)... (đảo lớn ở Cực Bắc Nhật Bản). Trong một miệng núi lửa rộng 2km, có suối nước nóng là hang Địa Ngục. Giống như Beppu, ở đây có suối cách quãng, suối nước sôi và ao bùn sòi sục nổi bọt, phát ra tiếng ùng ục. Đây cũng có “suối nước nóng lưu huỳnh”, đó là cửa xả hơi nước và hơi lưu huỳnh. Trên miệng núi lửa tỏa, lên một loạt màu sắc từ vàng chóe đến đỏ sậm và lấy nước lưu huỳnh châm sang hồ nằm ở ổ trũng, đáy miệng núi lửa. Khu Đăng Biệt tràn ngập âm thanh và mùi vị. Tiếng phun sè sè và ầm ầm không ngừng vang lên, mùi lưu huỳnh lan tràn làm cho hang này có tên đáng sợ là... “Hang Địa Ngục”.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1368-02-633423080342427500/Ky-quan-thien-nhien-the-gioi/Nguon-Dia-Nh...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận